Japan International Cooperation Agency
Share
  • 日本語
  • English
  • Français
  • Espanol
  • Home
  • About JICA
  • News & Features
  • Countries & Regions
  • Our Work
  • Publications
  • Investor Relations

Sơ lược về dự án

Tên dự án

Dự án triển khai Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và ``trẻ em tại Điện Biên, Hòa Bình, Thanh Hóa và An Giang

Quốc gia

Việt Nam

Ngày ký biên bản thỏa thuận dự án

27/12/2010

Địa điểm triển khai

4 tỉnh gồm: Điện Biên, Hòa Bình, Thanh Hóa và An Giang

Thời gian thực hiện

14/2/2011 đến 13/12/2014 (gia hạn thêm 10 tháng)

Đơn vị thực hiện

Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em, Bộ Y tế

Bối cảnh

Tại Việt Nam, các chỉ số sức khỏe cơ bản như tử vong trẻ em, tử vong mẹ ở mức trung bình, vòng đời trung bình được cải thiện nhờ cải cách y tế của chính phủ, tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế. Tuy nhiên, vẫn còn có sự khác biệt rõ rệt về chỉ số sức khỏe giữa các khu vực khác nhau về kinh tế – xã hội và địa lý, đặc biệt tại những vùng nghèo, nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số thì các chỉ số này còn thấp hơn trung bình. Việt Nam đang từng bước khuyến khích cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em nhằm đạt các Mục tiêu Thiên Niên Kỷ, cụ thể tỷ số chết trẻ em dưới 1 tuổi (từ 37,7/1000 trẻ đẻ sống vào năm 2000 giảm xuống 25/1000 trẻ đẻ sống vào năm 2010), tỷ số chết trẻ em dưới 5 tuổi (từ 42/1000 trẻ đẻ sống vào năm 2000 giảm xuống 32/1000 vào năm 2010) và tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (từ 33,8% năm 2000 xuống dưới 20% vào năm 2010).

Bên cạnh đó, chỉnh phủ và các nhà tài trợ xây dựng, giới thiệu nhiều loại sổ sách, thẻ và tài liệu khác nhau trong khuôn khổ các chương trình/dự án nhằm ghi chép số liệu và theo dõi tình trạng sức khỏe bà mẹ và trẻ em, những tài liệu này được cung cấp cho bà mẹ và trẻ em như một công cụ để tăng cường mối quan hệ dự án và hệ thống theo dõi - giám sát. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh là tồn tại quá nhiều loại sổ sách, tài liệu và không đáp ứng yêu cầu của Bộ Y tế, hầu hết không hỗ trợ mục đích theo dõi liên tục từ khi mang thai đến khi trẻ phát triển, do vậy các bà mẹ thường làm mất các giấy tờ này. Bộ Y tế nhận thấy rằng các tài liệu này chưa góp phần cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Trong bối cảnh đó, Bộ Y tế tập trung vào mục đích tăng cường hiệu quả và phát triển một cuốn sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em dựa trên nội dung sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em được dịch và sử dụng tại tỉnh Bến Tre - một tỉnh ở phía Nam, từ năm 2008 với sự hỗ trợ của một tổ chức phi chính phủ Nhật Bản. Sau đó, sổ được chỉnh sửa và triển khai tại tỉnh Hà Giang - một tỉnh miền núi phía Bắc từ năm 2009. Bộ Y tế mong muốn xây dựng một cuốn sổ có khả năng áp dụng toàn quốc và từ đó ngừng sử dụng nhiều loại sổ khám bệnh/sổ y bạ/thẻ y tế. Với một hy vọng rằng việc sử dụng một công cụ duy nhất theo dõi sức khỏe từ khi mang thai, sinh đẻ, sau sinh, sơ sinh và chăm sóc sức khỏe trẻ em có thể góp phần cải thiện tình hình tử vong bà mẹ, tử vong trẻ em, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em và tăng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại một số vùng khó khăn.

Với mục đích hoàn thiện Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em (Sổ TDSKBMTE) để áp dụng trên toàn quốc, Bộ Y tế tiến hành chỉnh sửa và thử nghiệm sổ tại một số tỉnh đại diện các vùng có điều kiện kinh tế khác nhau của Việt Nam. Căn cứ kết quả đánh giá qua quá trình triển khai tại các tỉnh thí điểm, Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em, hướng dẫn sử dụng sổ sẽ được hoàn thiện để phổ biến trên toàn quốc. Chính phủ Việt Nam đã gửi đề xuất tới Chính Phủ Nhật Bản đề nghị hợp tác kỹ thuật trong việc thực hiện Dự án thí điểm triển khai Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Trong khuôn khổ dự án, Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em được triển khai tại 4 tỉnh gồm Điện Biên, Hòa Bình, Thanh Hóa và An Giang. Bốn tỉnh này đại diện cho các khu vực khác nhau về điều kiện địa lý, kinh tế của Việt Nam. Trong quá trình triển khai dự án, Sở Y tế 4 tỉnh dự án có vai trò chỉ đạo, quản lý việc triển khai hoạt động dự án, tiến hành theo dõi và giám sát hỗ trợ đối với các tuyến y tế cơ sở. Cuối cùng, căn cứ kết quả đánh giá triển khai và kết quả đầu ra của dự án, Sổ TDSKBMTE và hướng dẫn sử dụng sổ sẽ được hoàn thiện và đệ trình lên Bộ Y tế để cân nhắc trước khi chính thức phê duyệt và áp dụng trên toàn quốc.

Mục tiêu dài hạn

Góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ trẻ em.

Mục tiêu chung

Cải thiện công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em thông qua việc sử dụng Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Sổ TDSKBMTE) trên toàn quốc.

Mục tiêu cụ thể

Sổ TDSKBMTE được chuẩn hoa thành một công cụ tự theo dõi sức khỏe để nhân rộng trên toàn quốc.

Kết quả đầu ra

  • 1. Tăng cường năng lực quản lý, giám sát triển khai Sổ TDSKBMTE tại các cấp
  • 2. Sổ TDSKBMTE được triển khai thực hiện trong hệ thống y tế và kế hoạch của 4 tỉnh dự án.
  • 3. Kinh nghiệm, kiến thức về sử dụng Sổ TDSKBMTE được đúc kết.

Các hoạt động

1. Tăng cường năng lực quản lý và giám sát và triển khai Sổ TDSKBMTE tại các cấp

1.1 Thành lập Ban quản lý dự án (BQLDA), xây dựng cơ chế quản lý và thực hiện dự án
1.2 Nâng cao năng lực quản lý, giám sát và đánh giá của các Ban quản lý dự án
1.2.1 Đào tạo về quản lý, theo dõi, giám sát cho thành viên BQLDA
1.2.2 Đào tạo/tham quan học tập để chia xẻ kinh nghiệm triển khai/nhân rộng Sổ TDSKBMTE
1.2.3 Xây dựng chỉ số theo dõi – giam sát, mẫu báo cáo, tài liệu đào tạo theo dĩ – giam sát
1.2.4 Tập huấn theo dõi – giám sát cho cán bộ 4 tỉnh
1.2.5 Tiến hành theo dõi – giám sát định kỳ từ TW đến xã do BQLDA thực hiện
1.2.6 Tổ chức họp BQLDA hàng quý, năm tại TW, tuyến tỉnh

2.Sổ TDSKBMTE được triển khai thực hiện trọng hệ thống y tế và theo kế hoạch của 4 tỉnh dự án

2.1 Sử dụng Sổ TDSKBMTE và Hướng dẫn sử dụng sổ
2.1.1. Chỉnh sửa, in ấn và cấp phát sổ, hướng dẫn sử dụng tới BQLDA tại 4 tỉnh..
2.1.2. Cung cấp sổ cho phụ nữ mang thai, bà mẹ, CBYT, YTTBm TNV và y tế tư nhận tại các cấp của 4 tỉnh.
2.1.3. Sử dụng sổ tại trạm y tế xã và các cơ sở y tế khách trong chăm sóc trước sinh, trong sinh, sau sinh, sơ sinh và chăm sóc trẻ nhỏ.
2.2 Nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và tre rem của CBYT, YTTB và TNV.
2.2.1.Tập huấn về Sổ TDSKBMTE cho cán bộ BQLDA trung ương và 4 tỉnh.
2.2.2. Định hướng về kế hoạch hoạt động, tập huấn về Sổ TDSKBMTE cho cán bộ SYT, TTCSSKSS, Chi cục DS/KHHGĐ, Trường cao đẳng y tế, Hội LHPN và các ban ngành liện quan tại 4 tỉnh.
2.2.3. Xây dựng tài liệu đào tạo, phương pháp giảng dạy cho giảng viên tại các tuyến của 4 tỉnh và cung cấp tài liệu cho giảng viên trong các lớp đào tạo giảng viên nguồn.
2.2.4. Tổ chức tập huấn giảng viên về Sổ TDSKBMTE, phương pháp giảng dạy.
2.2.5 Tập huấn cho CBYT, YTTB, TNV và y tế tư nhận tham gia chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em về Sổ TDSKBMTE và cách sử dụng sổ.
2.3 Triển khai hoạt động thông tin – giáo dục – truyền thông về Sổ TDSKBMTE.
2.3.1. Giới thiệu về nội dung, cách sử dụng Sổ TDSKBMTE cho phụ nữ mang thai và bà mẹ có con dưới 3 tuổi.
2.3.2. Truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng như TV, đài, báo về Sổ TDSKBMTE tại 4 tỉnh.

3. Kinh nghiệm, kiến thức sử dụng Sổ TDSKBMTE được đúc kết

3.1 Chuẩn bị Báo cáo kết thúc dự án dựa ttrên kết quả đánh giá đầu kỳ, cuối kỳ, bài học kinh nghiệm và các khuyến nghị.
3.2 Hoàn thiện Sổ TDSKBMTE và hướng dẫn dựa trên kết quả đánh giá cuối kỳ.
3.3 Tính toán kinh phí cần thiết cho công tác in ấn và phân phát Sổ TDSKBMTE.
3.4 Đề xuất một vài phương pháp đào tạo sử dụng sổ TDSKBMTE
3.5 Trình sổ, hướng dẫn sử dụng – bản hoàn thiện và báo cáo kết thức dự án lên Bộ Y tế phê duyệt sau khi thông qua Ban Điều phối dự án (JCC)
3.6 Phổ biến sổ, hướng dẫn sử dụng được Ban Điều phối dự án thông qua cho các nhà hoạch định chính sách cấp trung ương, tỉnh.

Đầu vào của các bên

Nhật Bản

  • 1) Phái cử chuyên gia Nhật Bản:
    • Chuyên gia dài hạn: Cố vấn trưởng, Điều phối viên dự án
    • Chuyên gia ngắn hạn: Các chuyên gia khác do hai bên đồng ý nếu cần thiết
  • 2) Đào tạo:
    • Đào tạo tại Nhật Bản (Quản lý và triển khai Sổ TDSKBMTE)
  • 3) Trang thiết bị:
    • Trang thiết bị phục vụ đào tạo và thiết bị khác do hai bên đồng ý nếu cần thiết
  • 4) Chi phí tại địa phương:
    • Một phần chi phí in Sổ TDSKBMTE và hướng dẫn sử dụng sổ
    • Một phần chi phí ăn ngủ của học viên tham gia tập huấn, tham quan học tập và các hội thảo tại 4 tỉnh
    • Chi phí hành chính chung của văn phòng dự án

Việt Nam

  • 1) Cử cán bộ đối tác, cán bộ dự án
  • 2) Bố trí các chi phí cần thiết để triển khai dự án
  • 3) Chi phí địa phương:
    • Một phần chi phí in Sổ TDSKBMTE và hướng dẫn sử dụng sổ
    • Một phần chi phí ăn ngủ của học viên tham gia tập huấn, tham quan học tập và các hội thảo tại 4 tỉnh.

PAGE TOP

Copyright © Japan International Cooperation Agency