Japan International Cooperation Agency
Share
  • 日本語
  • English
  • Français
  • Espanol
  • Home
  • About JICA
  • News & Features
  • Countries & Regions
  • Our Work
  • Publications
  • Investor Relations

Bản tin Dự án

2010-09-06

Đại biểu dự Hội nghị Quốc tế Tiểu vùng Sông Mê Kông rất quan tâm đến Dự án SUSFORM-NOW

PhotoÔng GOSEKI (phải) trình bày trước các Giáo sư trường Đại học OGATA (trái).

Ông Goseki, Cố vấn Trưởng Dự án Quản lý Rừng Bền vững Vùng Đầu nguồn Tây Bắc (SUSFORM-NOW) đã bắt đầu phần trình bày của mình: "Tỉnh Điện Biên là một địa danh nổi tiếng với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, giờ đây đang quyết tâm thực hiện quản lý rừng bền vững” và giới thiệu về Dự án tại Hội nghị Quốc tế Tiểu vùng Sông Mê Kông (GMS) được tổ chức tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội ngày 27 tháng 8 năm 2010, kỷ niệm lần thứ 125 ngày thành lập Trường Đại học Chuo Nhật Bản.

Hội nghị Quốc tế “Hành lang Kinh tế Xanh và Phát triển Làng Sinh thái” là bước đi đầu tiên của Dự án Mô hình Thử nghiệm. Dự án này sẽ được Trường Đại học Chuo triển khai vào năm tới cùng với sự hợp tác của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Chiến lược và Chính sách về Tài nguyên Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường). Song song với việc phát triển “Hành lang Kinh tế” cần có biện pháp đối với sự chênh lệch về kinh tế giữa các vùng và sự ổn định cuộc sống tại các vùng nông thôn bằng sự phát triển của “Hành lang Kinh tế Xanh”. Vì vậy, mục đích của Dự án Mô hình Thí điểm là xây dựng “các làng sinh thái” và mạng lưới cộng đồng, xây dựng các nhãn mác địa phương, các công trình trạm dừng nghỉ dọc đường, chợ cho nông dân và giới thiệu “du lịch sinh thái” bền vững đó là các biện pháp hiệu quả.

Tất cả các đại biểu đều quan tâm đến bài trình bày của ông Goseki. Ông Goseki đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa “Hành lang Kinh tế Xanh” và Dự án SUSFORM-NOW sau đây sẽ triển khai thực hiện ở Điện Biên Phủ, một địa danh lịch sử, trung tâm của con đường thương mại nam-bắc và đông-tây và mục đích của dự án là quản lý rừng bền vững, phát triển sinh thái và phát triển sinh kế, kinh tế trong mối quan hệ tương tác. Hơn nữa, ông Goseki còn nhấn mạnh, Dự án SUSFORM-NOW cần có sự trao đổi kinh nghiệm của “Hành lang Kinh tế Xanh” với các hoạt động phát triển ở Việt Nam và các nước thuộc Tiểu vùng Sông Mê Kông.

PhotoCác nhân vật chủ chốt và Ban tổ chức Hội nghị

Tất cả các đại biểu của Hội nghị, bao gồm cả các nhà nghiên cứu và sinh viên của Trường Đại học Chuo và NEU đã rất ấn tượng với các bài trình bày của trưởng nhóm nghiên cứu và những người thực hiện ngoài thực địa của “Hành lang Kinh tế Xanh” và “các làng sinh thái” như Giao sư OGATA, Trường Đại học Chuo và đồng Chủ tịch Hội nghị, Giáo sư Lê Đăng Doanh, nguyên Chủ tịch Học viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), Giáo sư Nguyễn Thế Chinh, Phó Tổng Giám đốc ISPONRE, Giáo sư Lê Thu Hòa, Chủ nhiệm khoa, Trường Đại học NEU, và ông Nguyễn Sỹ Linh, nhà nghiên cứu của Viện Kinh tế Sinh thái (Eco Eco).

Đây là cơ hội tốt cho dự án SUSFORM-NOW quảng bá về dự án trước công chúng. Như một tác động tích cực, Giáo sư Chinh, ngay lập tức đã có chuyến thăm Văn phòng Dự án SUSFORM-NOW tại Điện Biên Phủ để trao đổi ý kiến và quan điểm với các thành viên dự án vào ngày 6 tháng 9 năm 2010.

PAGE TOP

Copyright © Japan International Cooperation Agency