Japan International Cooperation Agency
Share
  • 日本語
  • English
  • Français
  • Espanol
  • Home
  • About JICA
  • News & Features
  • Countries & Regions
  • Our Work
  • Publications
  • Investor Relations

Bản tin Dự án

2012-12-20

Các biện pháp đối phó được đề xuất bảo vệ cây Keo Úc (Acacia mangium) khỏi bị phá hoại

Mặc dù các chuyên gia lâm nghiệp đến từ Hà Nội điều tra ngoài thực địa cả tuần dài, nhưng các nguyên nhân làm cây Keo Úc (Acacia mangium) tại điểm thử nghiệm dự án (điểm Tà Lèng) bị phá hoại trong năm 2012 vẫn không được xác định một cách rõ ràng. Tuy nhiên, một số khuyến nghị cho việc trồng rừng năm 2013 thành công cũng đã được đưa ra.

Cây trồng bị phá hoại

Vào mùa hè năm 2012, dự án hỗ trợ trồng cây tại 5 bản tại các điểm thử nghiêm của dự án ở thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và Điện Biên Đông với khoảng 193,000 cây giống Keo Úc. Trước khi trồng, một khóa tập huấn cơ bản về kỹ thuật trồng rừng đã được tổ chức cho bà con dân bản. Tuy nhiên, sau khi trồng cây, dân bản đã thông báo rằng có rất nhiều cây Keo Úc đã bị phá hoại có thể là do châu chấu, đặc biệt tại 2 bản Nà Nghè và Kê Nênh ở thành phố Điện Biên Phủ. Theo chính quyền địa phương ở đây, việc cây Keo Úc bị phá hoại là "không bình thường", mặc dù hiện tượng này trước đây cũng thỉnh thoảng xảy ra ở tỉnh Điện Biên.

Điều tra ban đầu bởi các cơ quan chuyên môn của Thành phố Điện Biên Phủ

Ngay sau khi có báo cáo về việc cây trồng bị phá hoại, ngày 01 tháng 8 năm 2012, UBND thành phố Điện Biên Phủ có mời các chuyên viên của một số ban ngành địa phương đến quan sát các điểm trồng rừng và điều tra nguyên nhân. Mặc dù các chuyên viên cũng đã đưa ra các nguyên nhân có thể là do thời vụ trồng nhưng khi đó họ đã không thể xác định những bằng chứng thuyết phục cũng như các biện pháp đối phó. Kết quả là họ đã đồng ý trồng loại cây trồng khác (cây mỡ - Manglietia sp.) thay thế vào chỗ các cây đã chết.

Tuy nhiên, theo báo cáo cây trồng vẫn tiếp tục bị phá hoại tại bản Phiêng Bua, điểm Tà Lèng, thành phố Điện Biên Phủ. Vì thế, trong tháng 10 năm 2012, dự án đã thuê một nhóm các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam (VASF) ở Hà Nội điều tra, khảo sát nguyên nhân cây Keo Úc bị phá hoại tại các điểm thử nghiệm.

Điều tra bởi VAFS

Tổng số 58 hộ gia đình của 4 bản, bao gồm 3 bản đã được đề cập trước và bản Phiêng Ban, huyện Điện Biên (Người dân không có kinh nghiệm về việc cây trồng bị phá hoại nghiêm trọng), 14 cán bộ, đơn vị, và 114 điểm mẫu (100m2 mỗi điểm) đã được phỏng vấn hoặc khảo sát trong một tuần điều tra vào khoảng giữa tháng 10 năm 2012. Kết quả của các điểm mẫu đã chỉ ra rằng 55,9% cây trồng đã bị chết trong khi 37,6% cây trồng vẫn đang còn sống tại thời điểm khảo sát ở điểm Tà Lèng. Kết quả này hoàn toàn trái ngược với kết quả ở bản Phiêng Ban là khoảng 70,1% số cây còn sống và tỷ lệ cây chết chỉ là 25,6%.

Về nguyên nhân làm cây trồng bị chết tại 3 bản của thành phố Điện Biên Phủ, điểm mẫu khảo sát đã không thể kết luận các nguyên nhân của hầu hết số cây đã chết do bị phá hoại (92,2%) do tiến hành khảo sát chậm (chỉ có rất ít bằng chứng còn lại ngoài thực địa). Tuy nhiên, các chững cứ còn lại chỉ ra rằng sự phá hoại hoặc chết có thể là do chuột (4,4%), châu chấu (1,0%), con người (0,9%), mối (0,8%), và các nguyên nhân khác.

Kết quả phỏng vấn các hộ gia đình thể hiện một bức tranh hơi trái ngược. Trong số các hộ được phỏng vấn tại 3 bản mẫu, nguyên nhân phổ biến được đề cập là do dế (32,4%), tiếp theo là do mối (30,4%). các nguyên nhân khác là do châu chấu (27,1%), chuột (26,8%), gia súc (5,0%), và con người (2,5%).

Mặc dù việc khảo sát không đưa ra được kết luận về các nguyên nhân làm cây trồng bị phá hoại hoặc chết, nhưng báo cáo điều tra cũng đã có những khuyến nghị bao gồm cả việc sử dụng các biện pháp khống chế trực tiếp như sử dụng chất hóa học và các biện pháp gián tiếp như lựa chọn các loại giống cây trồng phù hợp (xem sét đến độ cao so với mực nước biển), dọn sạch cỏ, nâng cao năng lực cho các hộ gia đình tham gia trồng rừng và xây dựng kế hoạch, thời gian trồng rừng phù hợp có thể tránh được chu kỳ sinh trưởng và phát triển của các loại côn trùng này.

Trên cơ sở những khuyến nghị và kết quả thảo luận với các cơ quan đối tác cấp tỉnh, huyện và xã, dự án đang có kế hoạch trồng rừng sớm hơn và với số lượng cây nhiều hơn trong năm 2013.

PAGE TOP

Copyright © Japan International Cooperation Agency