Japan International Cooperation Agency
Share
  • 日本語
  • English
  • Français
  • Espanol
  • Home
  • About JICA
  • News & Features
  • Countries & Regions
  • Our Work
  • Publications
  • Investor Relations

Bản tin Dự án

2013-02-04

Đánh giá giữa kỳ Dự án đã được thực hiện với các kết quả tích cực

Đánh giá Giữa kỳ Dự án đã được thực hiện từ ngày 20/01/2013 đến ngày 01/02/2013. Việc đánh giá nhằm mục đích (1) đánh giá một cách khách quan mức độ đạt được thành quả dự án sau 2,5 năm thực hiện kể từ khi bắt đầu là tháng 8/2010 và xác định các nguyên nhân và (2) đưa ra các gợi ý và khuyến nghị cho các đơn vị, ban ngành liên quan với mục đích chia sẻ các bài học kinh nghiệm có tác dụng cho việc định hướng thực hiện trong nửa thời gian còn lại của dự án đến tháng 8/2015 và cho các dự án tương tự.

Đoàn đánh giá giữa kỳ dự án gồm 8 người trong đó có 5 người Nhật Bản và 3 người Việt Nam. Trưởng đoàn phía Nhật Bản là ông Hiroki Miyazono, Cố vấn Cao cấp của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). Trưởng đoàn phía Việt Nam là ông Lò Quang Chiêu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (DARD) tỉnh Điện Biên.

Photo

Photo


Sau khi thực hiện một loạt các công việc như phỏng vấn và thăm thực địa, đoàn đánh giá đã kết luận rằng "hầu hết các hoạt động đã và đang được thực hiện mặc dù có một số vướng mắc" và "một phần của kết quả đầu ra đã đạt được hoặc đang hình thành". Đoàn đánh giá giữa kỳ đã liệt kê các kết quả đầu ra chủ yếu như (a) Các Kế hoạch Quản lý Rừng và kế hoạch Phát triển Sinh kế (FMP&LDP) cấp thôn bản tại các điểm thử nghiệm, (b) Năng lực của các cơ quan thực hiện được nâng lên, và (c) Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cho việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động quản lý rừng và phát triển sinh kế là cơ sở quan trọng để khẳng định rằng "phát triển sinh kế và quản lý rừng có sự tham gia tại các điểm thử nghiệm đã đang được mở rộng"

Theo như kết quả, đoàn đánh giá đã lạc quan nhận định rằng " Mục đích của dự án sẽ đạt được vào thời điểm kết thúc dự án"

Mặc dù Dự án đã nhận được sự đánh giá "cao" hoặc "tương đối cao" về 4 tiêu chí đánh giá (như tính phù hợp, tính hiệu quả, hiệu suất và tác động), tính bền vững được đánh giá là "khá" vì thiếu nguồn vốn để tiếp tục thực hiện các hoạt động dự án, đó là vấn đề phổ biến và khó khăn về nguồn tài chính đối với một tỉnh nghèo như tỉnh Điện Biên.

Với sự khảo sát kỹ lưỡng tiến trình thực hiện trước đây và hiện tại của dự án, đoàn đánh giá đã đưa ra những khuyến nghị sau:

Đối với dự án:

  1. Khuyến nghị lựa chọn các hoạt động phát triển sinh kế để có sự kết nối rõ ràng với việc bảo vệ rừng và quản lý rừng bền vững;
  2. Cải thiện hệ thống giám sát để thu được đủ số lượng và chất lượng thông tin/dữ liệu, đặc biệt liên quan đến những thay đổi về tình trạng rừng;
  3. Cải thiện phương pháp tiếp cận thực hiện hiệu quả hơn đối với các hoạt động hiện có với số thôn bản nhiều hơn;
  4. Tài liệu hóa và nhân rộng các hoạt động có kết quả tốt;
  5. Chia sẻ các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ như sử dụng trang website...;
  6. Điều chỉnh Ma trận Thiết kế Dự án (PDM) trong việc chuẩn bị lồng ghép Dự án Thí điểm REDD+* Điện Biên (Ghi chú: PDM sửa đổi đã được thống nhất bởi các cơ quan liên quan của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và JICA và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2013).

Đối với phía Việt Nam:

  1. Giải ngân vốn đối ứng đầy đủ và kịp thời (UBND tỉnh Điện Biên nên phân bổ ngân sách nhiều hơn cho DARD);
  2. Tăng cường cam kết và nâng cao nhận thức của của các cơ quan thực hiện bao gồm cả các cán bộ đối tác được cử làm cán bộ chuyên trách; và
  3. Mở rộng văn phòng làm việc của dự án, ưu tiên cử lái xe và bố trí phòng họp của DARD cho việc thực hiện các hoạt động dự án.

Báo cáo đánh giá chung của đoàn đánh giá giữa kỳ đã được ký bởi ông Lò Quang Chiêu và ông Hiroki Miyazono, Trưởng đoàn đánh giá của 2 phía Việt Nam và Nhật Bản tại cuộc họp Ban Điều phối Chung lần thứ 3 được tổ chức vào ngày 29/01/2013. Biên bản cuộc họp về kết quả đánh giá giữa kỳ dự án cũng đã được ký bởi đại diện của JICA, Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam (VNFOREST), và UBND tỉnh Điện Biên vào ngày 30 tháng 01 năm 2013.

* REDD+ viết tắt của Giảm Phát thải từ việc phá rừng và suy thoái rừng tại các quốc gia đang phát triển; và vai trò của việc bảo tồn, quản lý rừng bền vững và tăng trữ lượng các bon tại các quốc gia đang phát triển.

Photo

Photo

PAGE TOP

Copyright © Japan International Cooperation Agency