Japan International Cooperation Agency
Share
  • 日本語
  • English
  • Français
  • Espanol
  • Home
  • About JICA
  • News & Features
  • Countries & Regions
  • Our Work
  • Publications
  • Investor Relations

Đề cương Dự án

Tên Dự án

Dự án Hợp tác Kỹ thuật Quản lý Rừng Bền vững tại Vùng Đầu nguồn Tây Bắc. (SUSFORM-NOW)

Quốc gia

Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Ngày ký Biên bản Thảo luận

Ngày 28 tháng 5 năm 2010

Địa điểm thực hiện Dự án

Tỉnh Điện Biên

Thời gian hợp tác

Từ ngày 15 tháng 8 năm 2010 đến ngày 14 tháng 8 năm 2015 (5 năm)

Cơ quan thực hiện

Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (MARD);
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Điện Biên;
Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Điện Biên; ...

Bối cảnh Dự án

Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Sau đây gọi tắt là "Chính phủ") đã thực hiện việc nâng cao độ che phủ rừng và cải thiện điều kiện sống của người dân địa phương, đã hợp tác song phương và đa phương với các đơn vị tài trợ thực hiện Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng được thực hiện bởi Quyết định 661) năm 1998. Sau đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD) đã xây dựng Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2001-2010 (VFDS) vào năm 2001 và năm 2007 Chính phủ đã cải tiến và xây dựng toàn diện hơn chiến lược này. Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Quốc gia 2006-2020 (NFDS), tạo điều kiện tăng độ che phủ rừng cả về số và chất lượng, tiếp thu các ý kiến của các nhà tài trợ một cách tích cực. Tháng 7 năm 2007, Chính phủ đã sửa đổi Quyết định 661, ví dụ tập trung quan tâm đặc biệt vào việc phát triển lâm sản ngoài gỗ (NTFP) tại các rừng phòng hộ do đó người dân có thể có thêm thu nhập.

Theo kết quả của các đánh giá khác nhau, bao gồm các vấn đề được đề cập ở trên, độ che phủ rừng quốc gia đã tụt xuống mức thấp là 28% năm 1995, đến năm 2009 độ che phủ rừng đạt 39,1%. Tuy nhiên, từng mục tiêu chính trị lại chưa thực hiện được. Sự suy thoái rừng vẫn còn tiếp diễn đặc biệt nghiêm trọng ở các tiểu vùng Tây Bắc, như tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu do việc lấy củi quá mức, đốt nương làm rẫy và giữ đất canh tác là những nguyên nhân làm cho tỷ lệ nghèo đói cao, cho dù rừng là nơi có thể giúp người dân giàu lên bằng các nguồn thu như gỗ và các sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ và các chức năng bảo tồn nguồn nước.

Thực hiện việc che phủ rừng ở tiểu vùng Tây Bắc và chức năng bảo tồn tối đa nguồn nước của các tiểu vùng này là rất cần thiết để chấp nhận một cơ chế cho việc duy trì các chức năng có lợi chung của rừng thông qua việc giảm sức ép lên rừng bằng việc cải thiện điều kiện sống của nông dân thông qua việc tận dụng các Mô hình Thử nghiệm Trên Đồng ruộng (OFT) được xây dựng bởi Dự án Phục hồi rừng tự nhiên vùng đầu nguồn bị suy thoái ở miền Bắc Việt Nam (RENFODA) trước đây và việc giới thiệu các lâm sản ngoài gỗ cũng như việc quản lý giao rừng dựa trên các kế hoạch phù hợp. Cùng thời gian đó, cần thiết phải xây dựng năng lực cho các các bộ chủ chốt thực hiện các hoạt động được đề cập ở trên, như Sở NN&PTNT và Văn phòng Quản lý Rừng bảo tồn ở từng tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc.

Dựa trên bối cảnh đó, Bộ NN&PTNT Việt Nam đã đề nghị Nhật Bản cung cấp hợp tác kỹ thuật. Sự hợp tác kỹ thuật sẽ đẩy mạnh việc bảo tồn rừng tại tiểu vùng Tây Bắc theo các số liệu đã được đề cập và mô tả ở trên.

Mục tiêu dài hạn

Quản lý rừng có sự tham gia và phát triển sinh kế được nhân rộng tới các vùng có điều kiện tương tự như các điểm thử nghiệm bổ sung của Dự án tại tỉnh Điện Biên thông qua việc thực hiện kế hoạch hành động REDD+ cấp Tỉnh.

Mục đích của Dự án

Quản lý rừng có sự tham gia và phát triển sinh kế được đẩy mạnh (tại các điểm thử nghiệm của dự án) thông qua việc thực hiện kế hoạch hành động REDD+ cấp Tỉnh (PRAP).

Các kết quả

  • 1. Hiệu quả và tính khả thi của các kế hoạch hành động REDD+ tại các điểm thử nghiệm bổ sung của dự án được kiểm chứng.
  • 2. Năng lực thể chế và kỹ thuật của các cơ quan quan thực hiện và các cơ quan đối tác trong việc thực thi kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh được tăng cường.
  • 3. Các tài liệu kỹ thuật và kế hoạch cần thiết được chuẩn bị cho việc thực thi REDD+ cấp tỉnh tại tỉnh Điện Biên.

Các hoạt động

1-1 Chọn các điểm thử nghiệm.1
1-2 Thực hiện khảo sát kinh tế - xã hội.2
1-3 Làm rõ hiện trạng sử dụng đất, quyền sử dụng đất và đạt được sự đồng thuận của các bên liên quan.3
1-4 Huy động người dân địa phương tham gia xây dựng và giới thiệu các hoạt động thử nghiệm thông qua các cuộc họp tham vấn.4
1-5 Xây dựng một kế hoạch hành động REDD+ tại mỗi điểm thử nghiệm bổ sung.5
1-6 Thực hiện kế hoạch hành động REDD+ tại mỗi điểm thử nghiệm bổ sung.5
1-7 Giám sát tiến độ thực hiện các hoạt động thử nghiệm.6
1-8 Đánh giá và phân tích kết quả của các họat động thử nghiệm.
1-9 Chia sẻ các bài học kinh nghiệm với các bên liên quan.
  • 1 Các điểm thử nghiệm ban đầu đã được lựa chọn. Các điểm thử nghiệm bổ sung sẽ được lựa chọn (Xã Mường Mươn và xã Mường Phăng).
  • 2 Khảo sát kinh tế - xã hội các điểm thử nghiệm ban đầu đã được hoàn thành và khảo sát kinh tế - xã hội tại các điểm thử nghiệm bổ sung sẽ được tiến hành.
  • 3 Hoạt động này đã được hoàn thành tại các điểm thử nghiệm ban đầu và sẽ được thực hiện tại các điểm thử nghiệm bổ sung.
  • 4 Việc tư vấn đã được hoàn thành ở các điểm thử nghiệm ban đầu và sẽ được thực hiện ở các điểm thử nghiệm bổ sung.
  • 5 Chỉ các kế hoạch quản lý rừng có sự tham gia và các kế hoạch phát triển sinh kế sẽ được thực hiện tại các điểm thử nghiệm ban đầu.Các hoạt động được xác định trong kế hoạch hành động REDD+ sẽ được thực hiện tại các điểm thử nghiệm bổ sung.
  • 6 “Các hoạt động thử nghiệm” có nghĩa là các hoạt động được thực hiện theo kế hoạch tương ứng của các điểm thử nghiệm ban đầu và của các điểm thử nghiệm bổ sung.
2-1 Xác định vai trò của các cơ quan thực hiện, xây dựng cơ cấu thực hiện kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh và kế hoạch công việc hàng năm.
2-2 Hỗ trợ các cơ quan thực hiện trong việc triển khai thực hiện kế hoạch hành động REDD+ cấp Tỉnh.
2-3 Tập huấn kỹ thuật cho cán bộ của các cơ quan thực hiện để thực hiện kế hoạch hành động REDD+ cấp Tỉnh.
2-4 Đánh giá hiệu quả của cơ cấu thực hiện và đưa ra khuyến nghị để cải thiện.
3-1 Rà soát các tài liệu hướng dẫn hiện có về quản lý rừng có sự tham gia và phát triển sinh kế.
3-2 Rà soát các nguồn vốn hiện có của chính phủ cũng như các nguồn vốn từ bên ngoài có thể sử dụng được để thực hiện kế hoạch hành động REDD+ cấp Tỉnh.
3-3 Hợp nhất các tài liệu hướng dẫn hiện có, thông tin nguồn vốn có sẵn, bí quyết thực hiện thu được thông qua các hoạt động thử nghiệm thành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật.
3-4 Thực hiện kế hoạch hành động REDD+ cấp Tỉnh và đánh giá kết quả của các hoạt động REDD+ thí điểm tại tỉnh Điện Biên.
3-5 Chỉnh sửa kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh cho tỉnh Điện Biên nếu cần thiết.
3-6 Xây dựng và gửi các khuyến nghị tới Chính phủ và các cơ quan liên quan.

Đầu vào

Phía Nhật Bản

  • 1) Các chuyên gia Nhật Bản (dài hạn)
    • Cố vấn Trưởng/lập kế hoạch và cơ cấu thực hiện REDD+
    • Điều phối viên Hành chính
    • Các chuyên gia dài hạn khác nếu cần thiết
  • 2) Chuyên gia Nhật Bản (ngắn hạn)
    • Hệ thống Đo đếm, Báo cáo và Kiểm chứng (MRV)
    • Xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu GIS
    • Các chuyên gia ngắn hạn khác, nếu cần thiết.
  • 3) Máy móc và trang thiết bị cần thiết
  • 4) Tập huấn
    • Tập huấn tại Nhật Bản và nước thứ ba.
  • 5) Ngân sách Dự án

Phía Việt Nam

  • 1) Đối tác
    • Giám đốc Dự án
    • Phó Giám đốc Dự án
    • Điều phối viên Dự án
    • Các cán bộ hành chính và kỹ thuật khác
  • 2) Cơ sở vật chất, máy móc và trang thiết bị
    • Văn phòng dự án, phòng họp, máy móc và trang thiết bị cần thiết
  • 3) Vốn đối ứng dự án

PAGE TOP

Copyright © Japan International Cooperation Agency