Japan International Cooperation Agency
Share
  • 日本語
  • English
  • Français
  • Espanol
  • Home
  • About JICA
  • News & Features
  • Countries & Regions
  • Our Work
  • Publications
  • Investor Relations

Đề cương Dự án

 

Tên Dự án

Hài hòa hóa Pháp luật hiện hành và Thống nhất Áp dụng Pháp luật Hướng tới năm 2020 (PHÁP LUẬT 2020)

Tóm tắt về Dự án

a) Mục đích của Dự án

  1. Thúc đẩy việc xây dựng các phương pháp và hệ thống thẩm tra các văn bản quy phạm pháp luật tại VPCP cũng như việc thẩm định, hậu kiểm và giám sát thi hành pháp luật các văn bản quy phạm pháp luật tại BTP để đảm bảo tính nhất quán và thi hành, áp dụng thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật.
  2. Thúc đẩy việc xây dựng cơ sở cho việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Bộ luật dân sự và thực tiễn xét xử các vụ án dân sự và hình sự.
  3. Chia sẻ các hoạt động trung và dài hạn cần được triển khai sau năm 2021trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp giữa các cơ quan thực hiện.

b) Thời hạn của Dự án
1/4/2015 – 31/12/2020 (5 năm và 9 tháng)

c) Cơ quan thực hiện
Bộ Tư pháp (BTP), Văn phòng Chính phủ (VPCP), Tòa án Nhân dân tối cao (TANDTC), Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSNDTC), Liên đoàn Luật sư Việt Nam (LĐLSVN)

Nhóm Dự án

a) YOKOMAKU Kosuke (Chuyên gia dài hạn)
1997 Tốt nghiệp Khoa Luật, Đại học Waseda (Cử nhân Luật)
2001 Được bổ nhiệm làm Công tố viên
Phụ trách các vụ án hình sự tại các Viện Công tố cấp tỉnh (Tokyo, Nagoya, Osaka, Kushiro và Gifu)
2013 Công tác tại Vụ Hợp tác quốc tế, Viện Nghiên cứu và Đào tạo, Bộ Tư pháp Nhật Bản
2016 Chuyên gia pháp lý dài hạn JICA (Indonesia)
2018 Viện Công tố cấp tỉnh Tokyo
2019 Vị trí hiện tại sau thời gian công tác tại Vụ Hợp tác quốc tế, Viện Nghiên cứu và Đào tạo, Bộ Tư pháp Nhật Bản

b) EDAGAWA Mitsushi (Chuyên gia dài hạn)
1994 Đại học Tokyo, Khoa Văn (Cử nhân)
1994 Nhân viên JICA
2007 Đại học Nagoya, Khoa luật (Tiến sĩ)
2009 Gia nhập Đoàn luật sư Tokyo, làm việc tại văn phòng luật sư
2016 Cố vấn cao cấp cho Phòng phát triển Công nghiệp và Chính sách Công, JICA
2018 Vị trí hiện tại

c) NAGAHASHI Masanori
2007 Tốt nghiệp trường Đại học Nagoya, trường Luật, khoa Khoa học Pháp luật và Chính trị (Cử nhân)
2009 Nhận bằng Tiến sĩ Luật (chuyên nghiệp) của Trường Luật – Đại học Nagoya 2011 Trợ lý thẩm phán
Giải quyết các vụ án dân sự (gồm các vụ án về tố tụng hành chính và phá sản), các vụ án hình sự tại Tòa án khu vực (Osaka, Naha) và các vụ án hình sự vi thành niên tại Tòa án gia đình (Tokyo)
2017 Học tại Trường Luật Peter A. Allard, trường Đại học Bristish Columbia tại Vancouver với tư cách Học giả thỉnh giảng
2018 Phòng Hợp tác quốc tế, Viện Nghiên cứu và đào tạo, Bộ Tư pháp, Nhật Bản 2019 Vị trí hiện tại

d) TERAMOTO Tsugunori (Điều phối viên Dự án)
1981 Đại học Hokkaido, Khoa kỹ thuật
Làm việc cho công ty tư nhân về mỏ than
1999 Chuyên gia JICA (kiểm soát an toàn trong khai thác than)
2011 Vị trí hiện tại

e) Vũ Thanh Thủy (Nhân viên)
2012 Đại học luật Hà Nội (Cử nhân luật)
2017 Đại học Nagoya, Khoa luật (Thạc sỹ luật.)
2017 Vị trí hiện tại

f) Nguyễn Thị Thu Hà (Cán bộ chương trình)
1994 Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (Cử nhân ngoại ngữ)
1998 Đại học Ngoại thương (Cử nhân kinh tế đối ngoại)
2004 Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (Cử nhân luật)

g) Lê Cẩm Hương (Cán bộ chương trình)
2006 Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (Cử nhân ngoại ngữ)

h) Nguyễn Thị Huyền Nhung (Cán bộ chương trình)
2005 Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (Cử nhân ngoại ngữ)

i) Đào Thị Liên (Nhân viên)

Văn phòng Dư án (MAP)

#1004, Tầng 10, Tòa nhà Daeha
360 Kim Mã, Quận Ba Đình
Hà Nội, Việt Nam
Tel: 024 3942 6558
Fax: 024 3942 6561

Bối cảnh của Dự án

Thúc đẩy việc hình thành các phương pháp và các hệ thống thẩm tra các văn bản quy phạm pháp luật tại VPCP cũng như việc thẩm định, hậu kiểm và giám sát thi hành pháp luật các văn bản quy phạm pháp luật tại BTP để đảm bảo tính nhất quán và thống nhất thi hành và áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật.Từ khi áp dụng "Chính sách Đổi mới" năm 1986, Chính phủ Việt Nam thúc đẩy thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, và phát triển các hệ thống pháp luật tương ứng, coi đó như một phần trong các chính sách mở cửa. Năm 2005, Nghị quyết số 48-NQ/TW và số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản đã được công bố và Công cuộc Cải cách tư pháp được bắt đầu từ đó.

JICA đã thực hiện các dự án hỗ trợ kỹ thuật như "Dự án hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực pháp luật (giai đoạn 1) (1996 – 1999)" và các giai đoạn tiếp (2000 – 2003 và 2003 – 2007), với mục đích hỗ trợ các công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực dân sự và kinh tế, và phát triển năng lực cho các cán bộ pháp luật thực tiễn tại các cơ quan hữu quan liên quan. Trong thời gian này, các giai đoạn của dự án nêu trên đã đạt được những thành tựu đáng kể ví dụ như Bộ luật dân sự sửa đổi (tháng 6 năm 2005), Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi (tháng 11 năm 2004), và các cuốn cẩm nang cho các cán bộ pháp luật thực tiễn, những cuốn sách này do các chuyên gia Nhật bản phối hợp với các đối tác của dự án thực hiện. Trong bối cảnh các Văn bản quy phạm pháp luật mới (LNDs) ban hành được áp dụng thực tế, các cán bộ liên quan thường xuyên gặp khó khăn để hiểu đúng và áp dụng đúng những văn bản quy phạm pháp luật mới này, và sự cần thiết nâng cao chất lượng thực tiễn áp dụng trong tất cả các lĩnh vực, như công nhận công tác xét xử hay thực thi pháp luật. Vì vậy, "Dự án Cải cách Hệ thống Pháp luật và Tư pháp (Giai đoạn 1)" bắt đầu được triển khai từ tháng 4 năm 2007 đến tháng 3 năm 2011 với các đối tác Việt Nam là BTP, TANDTC, VKSNDTC và LĐLSVN (tham gia từ năm 2009). Tiếp theo giai đoạn 1, giai đoạn 2 của dự án này ("Giai đoạn 2") được thực hiện từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 3 năm 2015 để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan hữu quan/các tổ chức trung ương nâng cao năng lực nhân sự và thể chế để nắm bắt những thách thức thực tiễn trong toàn quốc, và qua đó kết hợp những giải pháp này trong công việc của họ.

Đoàn đánh giá cuối kỳ Giai đoạn 2 đã khẳng định những kết quả đạt được nhất định trong việc nâng cao các hoạt động thực tiễn tại địa phương của các đối tác, đặc biệt trong các lĩnh vực được lựa chọn như "Khu vực hoạt động nâng cao", tại đó các cơ quan hữu quan/các tổ chức trung ương và địa phương phối hợp ăn ý để đúc kết được những thách thức trong thực tiễn và từ đó đưa ra những giải pháp cho những thách thức này. Mặt khác, Đoàn đánh giá cũng khẳng định rằng vẫn còn vấn đề trong thực tiễn của các cơ quan hành chính khác trong việc hiểu và áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật một cách thống nhất, đặc biệt là ở các địa phương, và Đoàn đã chỉ ra vẫn còn cách hoàn thiện hơn nữa công tác soạn thảo và thi hành văn bản quy phạm pháp luật tại các cơ quan hữu quan tư pháp địa phương. Do vậy, để nối tiếp Giai đoạn 2, JICA đã quyết định bắt đầu dự án mới "Hài hòa hóa Pháp luật hiện hành và Thống nhất Áp dụng Pháp luật Hướng tới năm 2020 (PHAP LUAT 2020)" với mục tiêu hỗ trợ Chiến lược Cải cách tư pháp của Việt Nam dựa vào những kết quả đã đạt được của những hợp tác trước đó.

Cách tiếp cận của Dự án "PHAP LUAT 2020", khi dự đoán năm mục tiêu 2020 cho công cuộc Cải cách Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam, là Dự án nhấn mạnh việc thành lập quan hệ đối tác mới giữa Việt Nam và Nhật bản sau khi dự án này kết thúc, cũng như giữ sự hợp tác phát triển và toàn diện trên cơ sở các công cuộc cải cách khác nhau theo Hiến pháp mới 2013. Ngoài ra, hiểu rõ rằng chương trình Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) của Nhật bản dành cho Việt Nam đã chỉ ra được sự phát triển kinh tế nhanh chóng đòi hỏi phải có sự đóng góp trong việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận tiện, JICA đã nhất trí mời thêm Văn phòng Chính phủ (VPCP) tham gia Dự án với tư cách là một đối tác mới phía Việt Nam ngoài 4 đối tác hiện hành, và đã quyết định thực hiện các hoạt động với mục tiêu nhằm giảm thiểu và khắc phục những yếu tố cản trở cho môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

PAGE TOP

Copyright © Japan International Cooperation Agency