Japan International Cooperation Agency
Share
  • 日本語
  • English
  • Français
  • Espanol
  • Home
  • About JICA
  • News & Features
  • Countries & Regions
  • Our Work
  • Publications
  • Investor Relations

Project News

2016-11-14

Tóm lược các hoạt động tại COP22 Marrakech

Đối thoại vùng về Chuẩn bị xây dựng và thực hiện NDC quốc gia

-Đánh giá lại các nỗ lực quốc gia hiện tại để chuyển các nỗ lực giảm nhẹ thành các hành động thực tế và vai trò của các hỗ trợ quốc tế -

Thời gian: 14/11/2016, 10:00-12:00

Địa điểm: Gian tương tác của Nhật Bản/COP22 Marrakech

Đối thoại Vùng được tổ chức với hai mục đích chính:

  • Thúc đẩy việc chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ thực tiễn/nỗ lực chuẩn bị cập nhật và thực hiện NDC quốc gia giữa ba nước Đông Nam Á có thu nhập trung bình (Thái Lan, Indonesia, và Việt Nam).
  • Đề nghị chia sẻ các bài học của các đối tác toàn cầu có liên quan và các dự án hỗ trợ kỹ thuật giảm nhẹ BĐKH do các đối tác phát triển tài trợ trong khu vực, và cùng tìm hiểu để làm thế nào hỗ trợ tốt nhất cho quá trình xây dựng và thực hiện NDC quốc gia.

Phần I Kinh nghiệm quốc gia về Chuẩn bị thực hiện NDC

Đồng chủ trì phiên
Edwin Manansang Cố vấn, CMEA(Indonesia)
Masato Kawanishi Cố vấn cao cấp về BĐKH, JICA
Tham luận viên
Medrilzam Medrilzam Giám đốc BAPPENAS (Indonesia)
Pham Van Tan Phó Cục trưởng Cục KTTVBĐKH (Việt Nam)
Rongphet Bunchuaidee Trưởng ban Hỗ trợ kỹ thuật, TGO (Thái Lan)

Photo

Phần 1 của buổi Đối thoại đã tập trung vào trao đổi kinh nghiệm của các nước để cập nhật tình hình và chia sẻ các bài học liên quan đến chuẩn bị và thực hiện giữa các nước Đông Nam Á.

Các bài trình bày của Thái Lan, Việt Nam và Indonesia đã đề cập đến các yêu cầu và điều kiện cơ bản khác nhau để có thể hướng tới việc chuẩn bị thực hiện NDC một cách hiệu quả. Đó là: việc thiết lập hệ thống theo dõi/giám sát đủ mạnh các biện pháp giảm nhẹ đã thực hiện, cam kết chính trị ở cấp cao, nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa giảm nhẹ BĐKH – giảm nghèo – kinh tế và lồng ghép NDC vào kế hoạch phát triển quốc gia. Đồng thời các nước tham gia cũng chia sẻ các khó khăn, thách thức thực tế như việc tham gia hạn chế của khu vực tư nhân, cạnh tranh giá/chi phí cao đối với công nghệ các bon thấp, thể chế hóa MRV, phối hợp liên ngành để triển khai NDC quốc gia.

Trong cuộc đối thoại, các nước đã trao đổi quan điểm về việc phối hợp trong khu vực sẽ có thể thúc đẩy các nỗ lực quốc gia. Các ý kiến cũng đề cập đến khả năng nhân rộng các biện pháp giảm nhẹ gắn với đặc điểm/nguồn lực địa lý như một phần của hợp tác nam-nam, và việc áp dụng các bài học từ quá trình thực hiên Nghị định thư Kyoto cũng là một phần của chương trình hợp tác Bắc-Nam. Về vấn đề năng lực nội bộ thì các hỗ trợ để vận hành các cơ chế trong nước (ví dụ các quỹ về biến đổi khí hậu trong nước) cũng được đề xuất làm một phương thức hợp tác khu vực cần quan tâm và cũng là sự thể hiện chủ quyền quốc gia.

Phiên thảo luận cũng đề cập đến chủ đề "vai trò của thị trường trong NDC" và "chiến lược tài chính trong nước". Các nước tham gia đối thoại rất cởi mở thảo luận về phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường song cũng có nhiều ý khác nhau từ việc phải ưu tiên đạt được các chính sách năng lượng và giao thông làm nền tảng cho NDC, nhu cầu xác định các phương pháp phù hợp (ví dụ thuế các bon tương ứng với trao đổi lượng phát thải), các bên cũng kêu gọi cần có sự giải thích các điều khoản quy định của Thỏa thuận Paris và sự tuân thủ theo tiến trình đàm phán quốc tế. Nội dung thứ hai cũng nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ ưu tiên dùng nguồn kinh phí công cho thích ứng còn nguồn vốn từ khu vực tư nhân sẽ giành cho giảm nhẹ đến việc đưa NDC vào kế hoạch phát triển là điều kiện tiên quyết để thu hút nguồn vốn trong nước.

Các thông điệp thu nhận

  • Sự tham gia của các cấp lãnh đạo, các bộ ngành và các bên liên quan là một phần không thể tách rời của các bước cần thực hiện để hướng tới triển khai NDC.
  • Bảo đảm nguồn tài chính (đầu tư, tài trợ), sự tham gia khu vực tư nhân, triển khai công nghệ các bon thấp, phối hợp liên ngành, nhận thức/ý thức cộng đồng, khả năng về cái giá đổi lại của các biện pháp giảm nhẹ vẫn là các thách thức chung.
  • Nuôi dưỡng ý thức mạnh mẽ hơn về chủ quyền đối với NDC, tăng cường năng lực, và phương pháp tiến bộ dựa trên các kinh nghiệm hiện có về các nỗ lực giảm nhẹ (ví du CDM, NAMA) được xem là các hành động sớm để nhân rộng các biện pháp.
  • Do các tương đồng về đặc điểm/nguồn lực địa lý mà việc phối hợp vùng nam-nam thường thực sự hiệu quả hơn giữa các vùng bắc-nam.
  • Đưa NDC/biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển và thực hiện giúp góp phần làm nổi bật tính liên kết của các hành động giảm nhẹ trước 2020 và NDC.
  • Phần 2 Vai trò của Hỗ trợ quốc tế để giúp gia tăng giá trị các nỗ lực quốc gia

    Đồng chủ trì phiên
    Phạm Văn Tấn Phó Cục trưởng Cục KTTVBĐKH (Việt Nam)
    Ichiro Sato Phó Giám đốc, Văn phòng Biến đổi Khí hậu, JICA
    Panelists
    Satoshi Iemoto Cựu Cố vấn Kỹ thuật Trưởng của dự án JICA (Thailand)
    Jun Ichihara JICA Cố vấn Trưởng (Indonesia)
    Koji Fukuda JICA Cố vấn Kỹ thuật Trưởng (Việt Nam)
    Sven Egbers Cố vấn GIZ / Đối tác tác về Giảm nhẹ
    Pankaj Bhatia Phó Giám đốc WRI, Chương trình Biến đổi Khí hậu / Đối tác về NDC
    Makoto Kato Trưởng nhóm Nghiên cứu, OECC Nhật Bản

    Photo

    Tại phần 2 của phiên Đối thoại tập trung vào trao đổi giữa các cố vấn các dự án hỗ trợ kỹ thuật về biến đổi khí hậu của JICA trong khu vực và các đối tác quốc tế về vai trò của hỗ trợ quốc tế và các chế độ hợp tác/điều phối để hỗ trợ tốt nhất việc thực hiện NDC trong phạm vi tư duy toàn cầu.

    Các đại biểu tham dự đã chia sẻ các thách thức thực tiễn như tiếp cận nguồn vốn, đồng bộ với các quy trình kỹ thuật-chính trị, đảm bảo sự tham gia thực chất của các bên liên quan khác cùng các đơn vị, cơ quan đối tác về biến đổi khí hậu. Cũng cần nhấn mạnh rằng phải có sự linh hoạt giữa các phương thức hỗ trợ của các đối tác quốc tế bằng cách áp dụng các biện pháp tiếp cận phân lớp cho từng thực trạng quốc gia khi chuẩn bị cho NDC, cũng như khả năng thay đổi thiết kế dự án để phù hợp nhất với các hoàn cảnh dễ thay đổi liên quan đến giảm nhẹ, đặc biệt khi Thỏa thuận Paris được thông qua. Ngoài ra, Đối tác NDC mới được thông báo thành lập, dự kiến để đảm đương việc điều phối giữa các đối tác liên quan hiện có và các nhóm sáng kiến.

    Trong phiên Đối thoại đã có nhiều ý kiến đề xuất về: hợp tác tổ chức các sự kiện liên quan, đồng tài trợ cho các hoạt động cùng có lợi như là các biện pháp tiềm năng để điều phối/hợp lực hướng tới việc triển khai NDC, cùng các ý kiến nhấn mạnh đối tác toàn cầu để giúp tổ chức hợp lý việc quản lý kiến thức.

    Các thông điệp thu nhận

    • Hiện đã có một số chương trình sáng kiến và hợp tác đang tiến hành để hỗ trợ các NDC, cho thấy sự hợp lực, phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau là quan trọng. Chương trình Đối tác về NDC dự kiến sẽ đảm đương vai trò điều phối.
    • Sự tham gia của các bên khác nhau là không thể thiếu để triển khai NDC hiệu quả. Với các bên tham gia mở rộng như vậy sẽ vượt quá sự phối hợp truyền thống giữa các đầu mối về biến đổi khí hậu của các bộ ngành ở tất cả các nước. Nhưng cần thiết phải có sự tham gia của các bộ ngành, các cơ quan phi quản lý, các chính quyền địa phương, khu vực tư nhân và các viện nghiên cứu. Đặc biệt sự phối hợp chính trị cấp cao giữa các bộ ngành là rất quan trọng để lồng ghép NDC vào quy hoạch phát triển.
    • Từ quan sát thực tế đa dạng của việc chuẩn bị và các điều kiện trong nước liên quan đến NDC của các nước tham gia đối thoại cho thấy áp dụng phương pháp tiếp cận theo cấp độ để hỗ trợ triển khai NDC là một cách hiệu quả.

PAGE TOP

Copyright © Japan International Cooperation Agency