Japan International Cooperation Agency
Share
  • 日本語
  • English
  • Français
  • Espanol
  • Home
  • About JICA
  • News & Features
  • Countries & Regions
  • Our Work
  • Publications
  • Investor Relations

Bản tin Dự án

2017-11-14

Tóm lược sự kiện bên lề COP23 tại Bonn

Dự án SPI-NAMA đã tham dự COP23 của UNFCCC tại Bonn từ ngày 07-14/11/2017 và đồng tổ chức cũng như tổ chức các sự kiện bên lề về các chủ đề đàm phán chủ chốt tại COP23. Hoạt động này góp phần chia sẻ thông tin, kết quả của dự án tới các nước, tổ chức quốc tế tham gia COP23 và thúc đẩy việc học hỏi lẫn nhau giữa các đối tác của Dự án.

Bộ TNMT đã trình bày các thông tin về nỗ lực quốc gia trong xây dựng các chính sách liên quan đến các hành động giảm nhẹ bao gồm NDC, trong khi đó Văn phòng BĐKH, Sở TNMT thành phố Hồ Chí Minh đã có bài giới thiệu về kết quả hoạt động hỗ trợ xây dựng năng lực kỹ thuật cho thành phố.

Tính tự chủ, khả năng trình bày và thảo luận của các cơ quan đối tác Việt Nam đã thể hiện tiến triển rõ rệt qua các cam kết cũng như các phần trình bày, thảo luận tại các sự kiện bên lề. Hơn thế nữa, các kết quả đáng ghi nhận từ hoạt động hỗ trợ của JICA đã được chia sẻ và công bố rộng rãi tại hội nghị quốc tế này.

Tại COP23, SPI-NAMA đã tổ chức và đồng tổ chức các sự kiện bên lề liên quan đến các chủ đề sau:

  1. Đối thoại vùng Đông Nam Á - Nỗ lực quốc gia thiết lập nền tảng sẵn sàng cho NDC và các bài học thực tế (đồng tổ chức bởi JICA Việt Nam và Bộ TNMT)
  2. Khuyến nghị tăng cường năng lực thực hiện Kiểm kê KNK tại các quốc gia đang phát triển: Hướng tới Khung Minh bạch (Tổ chức bởi JICA trụ sở chính)
  3. Đối thoại vùng Đông Nam Á - Bài học từ nỗ lực tăng cường năng lực kỹ thuật trong hoạch định và triển khai ứng phó BĐKH tại các thành phố lớn (Đồng tổ chức bởi JICA, C40 và ICLEI)

SỰ KIỆN 1
Đối thoại vùng Đông Nam Á - Nỗ lực quốc gia thiết lập nền tảng sẵn sàng cho NDC và các bài học thực tế (10/11/ 2017)

PhotoBài trình bày Khái quát do Cố vấn trưởng Dự án SPI-NAMA/Chuyên gia dài hạn

PhotoBài trình bày về tiến trình các nỗ lực quốc gia do cơ quan đối tác Việt Nam thực hiện

PhotoPhiên thảo luận giữa các nước Đông Nam Á


Sau khi Thỏa thuận Paris có hiệu lực thì các bên thuộc Công ước sẽ chuyển sang giai đoạn chuyển tiếp với việc chuẩn bị trong nước để triển khai NDC. Phiên thảo luận này nhắm tới việc chia sẻ thông tin về tiến trình nỗ lực quốc gia trong quá trình chuyển tiếp sang giai đoạn triển khai NDC từ Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, ba nền kinh tế lớn của Đông Nam Á, và tổ chức Sáng kiến Đối tác NDC (NDCP). Nội dung phiên thảo luận chắt lọc các vấn đề thực tế và bài học rút ra từ tiến trình nỗ lực quốc gia, và cũng giúp các nước học hỏi lẫn nhau.

Đầu tiên là bài trình bày khái quát từ Dự án SPI-NAMA về trình độ và cách tiếp cận cụ thể để đáp ứng nhu cầu lồng ghép, phát triển hệ thống, đảm bảo nguồn lực, thiết lập thông tin số liệu và theo dõi giám sát, những vấn đề được coi là nhu cầu chung cần ưu tiên trong NDC ở các nước đang phát triển.

Tại các bài trình bày tiếp theo của từng nước đã xác nhận rằng mỗi quốc gia đã có nỗ lược cam kết tính hiệu quả của NDC để chủ động hướng tới triển khai khuôn khổ mới trong Thỏa thuận Paris. Chẳng hạn như Thái Lan đã thúc đẩy quá trình xây dựng và phê duyệt Lộ trình giảm nhẹ NDC, và Indonesia đã xây dựng kế hoạch hành động mới (RAN-GRK), quy hoạch phát triển phát thải thấp và vận hành hệ thống theo dõi giám sát và báo cáo trực tuyến (ME&R) trong khi đó Việt Nam đã triển khai quy trình xây dựng chính sách quốc gia để gắn kết NDC là trách nhiệm của các đối tượng phát thải KNK.

Trong phiên thảo luận tổng thể, NDCP đã chia sẻ các bài học từ các phiên họp thảo luận với 62 thành viên quốc gia, như tầm quan trọng của việc tham gia trọn vẹn của các bên liên quan trong nước gồm các đối tượng ngoài nhà nước, nỗ lực hướng tới xu thế chủ đạo, thoát khỏi cấu trúc ngành dọc truyền thống, liên kết với các mục tiêu phát triển bền vững SDGs, và học hỏi đa dạng ngành.

Trong khi đó, các nước đã phải đối mặt với thách thức trong tiến trình hiện thực hóa NDC về mặt hệ thống, năng lực và công nghệ (cụ thể như hướng dẫn cho các đối tượng phát thải KNK). Ở bước tiếp theo trong nội bộ các nước, Thái Lan thì nhấn mạnh việc phải phát triển hơn nữa kế hoạch hành động ngành dựa trên Lộ trình NDC và các đối sách chi tiết của từng ngành, còn Indonesia đã tập trung vào tầm quan trọng của việc xây dựng các hướng dẫn để cam kết hiện thực hóa NDC.

SỰ KIỆN 2
Khuyến nghị tăng cường năng lực thực hiện Kiểm kê KNK tại các quốc gia đang phát triển: Hướng tới Khung Minh bạch (11/11/2017)

Sự kiện bên lề này bao gồm các bài trình bày do JICA và Bộ Môi trường Nhật Bản thực hiện và một phiên tham luận. JICA trình bày về mục đich của việc kiểm kê KNK theo kế hoạch hành động giảm nhẹ và tầm quan trọng của việc phát triển độc lập và liên tục của các nước đang phát triển, tổ chức hệ thống trong nước và tăng cường năng lực cho các cán nhân. Bài trình bày cũng đặt câu hỏi về các hỗ trợ trong tương lai cho các lĩnh vực này từ các nhà tài trợ quốc tế bao gồm JICA.

Ngoài ra, bài trình bày cũng đưa ra ví dụ về các chương trình hỗ trợ kỹ thuật của JICA đối với Việt Nam, Mông Cổ và Papua New Guinea để chia sẻ bài học về việc hỗ trợ tiếp nối để hoàn thiện hệ thống thống kê trong nước sẽ mang lại lợi ích cho toàn bộ hệ thống quản lý nhà nước. Bộ Môi trường Nhật bản cũng trình bày một ví dụ khác về hội thảo hoàn thiện kiểm kê KNK vùng Châu Á (WGIA). Trong phiên tham luận, các bên cũng chia sẻ thách thức mà các nước cùng gặp phải là vấn đề đánh giá tính hợp lệ của các chỉ số.

SỰ KIỆN 3
Đối thoại vùng Đông Nam Á - Bài học từ nỗ lực tăng cường năng lực kỹ thuật trong hoạch định và triển khai ứng phó BĐKH tại các thành phố lớn (13/11/2017)

PhotoBài trình bày Khái quát do Cố vấn trưởng Dự án SPI-NAMA/Chuyên gia dài hạn

PhotoTrao đổi ý kiến trong phiên tham luận


Phiên đối thoại vùng hướng tới các thành phố đang thúc đẩy các biện pháp ứng phó BĐKH và các đối tác đang hỗ trợ cấp thành phố lớn, và cùng chia sẻ thông tin về các nỗ lực hiện tại, các kinh nghiệm trong thiết lập nền tảng công nghệ giúp thúc đẩy hiệu quả các hành động biến đổi khí hậu.

Mở đầu C40 đã nhấn mạnh hỗ trợ của mình trong xây dựng các kế hoạch hành động khu vực đô thị cùng với Thỏa thuận Paris sẽ tăng lên phần kinh phí mới nhận được do biện pháp GPC đang trở thành tiêu quẩn quốc tế trong tính toán và giám sát phát thải KNK cấp thành phố. ICLEI văn phòng Đông Nam Á cũng ngụ ý rằng nỗ lực của các đô thị về BĐKH đã được khởi động trong khu vực từ những năm đầu 2000 bên cạnh các nỗ lực quốc gia. Tổ chức này cũng giới thiệu về các chương trình hỗ trợ đa dạng đang thực hiện tại khu vực.

Bài trình bày khái quát của Dự án SPI-NAMA cũng chỉ ra việc tính toán và báo cáo phát thải KNK, khung chính sách cấp thành phố (kế hoạch hành động) và khung theo dõi (MRV) là các nhân tố quan trọng cho nền tảng công nghệ giúp các đô thị thực hiện các hành động BĐKH. Trong phần trình bày từ các thành phố, Iskandar (Malaysia) cũng giải thích về quá trình xây dựng kế hoạch phát triển các bon thấp đổi mới với sự giúp đỡ quan trọng của Thủ tướng nước này để cam kết các hành động BĐKH. Iskandar cũng giới thiệu về CASBEE của thành phố, một ví dụ về chuyển đổi hệ thống và thích nghi từ các đô thị của các nước phát triển. Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) đã giới thiệu về việc xây dựng kế hoạch hành động BĐKH của thành phố, kiểm kê KNK và hệ thống MRV được hỗ trợ bởi dự án JICA đã đạt tiến độ nhất định. Trong khi đó thành phố Pasig (Philipine) nhấn mạnh về việc xây dựng kế hoạch hành động và tầm quan trọng của việc lựa chọn công nghệ trong hướng dẫn và kế hoạch hành động quốc gia.

Sở Môi trường thành phố Tokyo đã chia sẻ kinh nghiệm trong chuyển đổi hệ thống báo cáo cho các tòa nhà, một nguồn phát thải chính. Tại phiên tham luận, các đại biểu tham gia đã trao đổi ý kiến về mối liên hệ giữa các biện pháp đối phó cấp quốc gia và cấp địa phương, các bước tiếp theo dựa trên những hạn chế hiện tại và chuyển đổi từng bước từ hình thức tự nguyện sang bắt buộc trong hệ thống báo cáo.

PAGE TOP

Copyright © Japan International Cooperation Agency