Japan International Cooperation Agency
Share
  • 日本語
  • English
  • Français
  • Espanol
  • Home
  • About JICA
  • News & Features
  • Countries & Regions
  • Our Work
  • Publications
  • Investor Relations

Tổng quan về Dự án

Tên Dự án

Hỗ trợ lên kế hoạch và thực hiện các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (SPI-NAMA)

Quốc gia

Việt Nam

Ngày ký Biên bản Thỏa thuận

12/06/2014

Chu kỳ Dự án

02/2015 - 01/2020 (60 tháng)

Cơ quan chủ quản và thực hiện

Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT)
Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (Cục KTTVBĐKH)

BỐI CẢNH

Trong những thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế ổn định, song song với quá trình đó là tốc độ đô thị hóa nhanh tạo điều kiện cho Việt Nam chuyển đổi thành công là quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Với vai trò là một nền kinh tế mới nổi trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam tiếp tục phấn đấu để đạt được khát vọng phát triển trở thành một quốc gia công nghiệp hóa vào năm 2020.

Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng đáng kể như vậy thì nhu cầu sử dụng năng lượng cũng gia tăng lên gấp 5 lần trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2006 khiến cho Việt Nam trở thành một trong những nước có lượng phát thải khí nhà kính (KNK) tăng nhanh nhất trong khu vực, và cũng là quốc gia có chỉ số nồng độ khí CO2 trên GDP cao hơn mức trung bình của khu vực.

Photo

Cùng với nhu cầu trước mắt là giải quyết vấn đề gia tăng phát thải KNK quá nhanh cũng như đáp ứng các quy định của UNFCCC, Việt Nam đã bắt tay xây dựng khung chính sách quốc gia về biến đổi khí hậu. Nỗ lực đó được thể hiện qua một số văn bản quan trọng đã được ban hành như: Chương trình mục tiêu quốc gia Ứng phó với Biến đổi khí hậu (NTP-RCC), Chiến lược quốc gia về Biến đổi khí hậu (NCCS, 12/2011), Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng Xanh (NGGS, 9/2012), bên cạnh đó chính phủ cũng đã ban hành một số các văn bản hướng dẫn như Quyết định số 1775/QĐ-TTg (21/11/2012) của Thủ tướng Chính phủ về Đề án quản lý phát thải KNK và quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các bon ra thị trường thế giới. Gần đây nhất, Báo cáo về Đóng góp do Quốc gia tự Quyết định (INDC) đã được xây dựng, hoàn thiện và đệ trình lên Ban thư ký của UNFCCC trước thềm COP21.

Thực tế, tính đến nay, các khoản hỗ trợ đầu tư về NAMA thường được chủ yếu tập trung cho các hoạt động sẵn sàng. Do vậy, các hoạt động thí điểm dưới dạng dự án trong lĩnh vực giảm nhẹ đang được xây dựng trong điều kiện thiếu sự hướng dẫn, định hướng rõ ràng bởi các chính sách cũng như thiếu vắng việc phân định vai trò của các bên liên quan. Năng lực xây dựng và thực hiện NAMA của các cơ quan liên quan vẫn chưa đủ.

Mới đây Thỏa thuận Paris đã được thông qua tại COP21 cũng yêu cầu các quốc gia định hướng lại cách diễn giải và áp dụng chiến lược các NAMA dựa trên quan điểm triển khai hoạt động giảm nhẹ sau giai đoạn 2020. Việc đưa các NAMA thành một phần của hành động giảm nhẹ ở phạm vi rộng hơn để chuyển tiếp sang giai đoạn sau 2020 (INDC, Chính sách Minh bạch) vẫn là một nhân tố quan trọng cần được cân nhắc trong xây dựng khung chính sách.

Trong bối cảnh này, Dự án "Hỗ trợ lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia" (SPI-NAMA) do JICA tài trợ sẽ giúp tăng cường năng lực cho Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) trong công tác quản lý nhà nước về NAMA, cũng như hỗ trợ các bộ ngành và các cơ quan liên quan, đặc biệt là các thành phố, nâng cao năng lực xây dựng và thực hiện NAMA một cách nhất quán với Thỏa thuận Paris.

Mục tiêu tổng thể:

Chính phủ Việt Nam có thể thực hiện việc lập kế hoạch và triển khai các NAMA theo cách có thể đo đạc, báo cáo và kiểm định được (MRV).

Mục đích của Dự án:

Tăng cường năng lực lập kế hoạch và thực hiện NAMA theo cách có thể MRV được.

Các kết quả đầu ra

  1. Năng lực của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc thúc đẩy, điều phối và quản lý công tác lập kế hoạch và thực hiện các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA) được tăng cường.
  2. Năng lực của các bộ ngành và cơ quan liên quan trong lập kế hoạch và thực hiện NAMA/MRV được nâng cao.

Các hoạt động

Hợp phần 1: Tăng cường năng lực của Bộ TNMT trong công tác quản lý việc xây dựng và thực hiện NAMA

1-1 Rà soát và đánh giá các chính sách về giảm nhẹ phát thải KNK tại Việt Nam;
1-2 Xác định những hạn chế và nhu cầu về nâng cao năng lực quản lý và điều phối các hoạt động liên quan đến NAMA của Bộ TNMT;
1-3 Hỗ trợ nghiên cứu và đề xuất lộ trình giảm nhẹ phát thải KNK;
1-4 Nghiên cứu và đề xuất các quy định về quy trình đo đạc, báo cáo và thẩm định cấp quốc gia cho NAMA;
1-5 Nghiên cứu và đề xuất quy định về hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu và đăng ký NAMA;
1-6 Tổ chức các hội thảo, khóa đào tạo, truyền thông về lộ trình giảm nhẹ phát thải KNK, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu và đăng ký NAMA, các quy trình đo đạc báo cáo và thẩm định cấp quốc gia cho NAMA;
1-7 Đánh giá nhu cầu công nghệ thực hiện giảm nhẹ biến đổi khí hậu. (INDC, khí F)

Hợp phần 2: Tăng cường năng lực của bộ ngành và chính quyền địa phương trong lập kế hoạch và thực hiện NAMA/MRV

2-1 Lựa chọn địa phương thí điểm MRV;
2-2 Thu thập thông tin về NAMA/MRV và kiểm kê KNK cho địa phương thí điểm;
2-3 Chuẩn bị kiểm kê KNK cho địa phương thí điểm;
2-4 Thí điểm MRV cho các NAMA ở địa phương được lựa chọn làm mẫu;
2-5 Đề xuất phương thức kiểm kê KNK và NAMA/MRV cho chính quyền địa phương;
2-6 Tổ chức các hội thảo chuyên đề, tập huấn về kiểm kê KNK và NAMA/MRV cho chính quyền định phương;
2-7 Tổ chức hội thảo chuyên đề và tập huấn NAMA/ các biện pháp thực hiện MRV cho các bộ ngành.

Các đầu vào cung cấp bởi hai phía

Phía Nhật Bản:
Cung cấp hỗ trợ chuyên gia

  • 2 Chuyên gia dài hạn(Cố vấn Trưởng, Chuyên gia về Chính sách Biến đổi khí hậu và các Hành động giảm nhẹ/ Điều phối viên Dự án)
  • 7 Chuyên gia ngắn hạn(Trưởng nhóm, Chuyên gia về Năng lượng, Giao thông, Chất thải, Kiểm kê KNK, và Điều phối viên dự án)
  • Chuyên gia tư vấn trong nước và các Trợ lý Dự án
  • Đào tạo tại Nhật Bản
  • Đào tạo tại Việt Nam và nước thứ ba

Phía Việt Nam:

  • Bố trí cán bộ phụ trách tại Cơ quan đối tác và cơ quan liên quan (Bộ TNTMT/Cục KTTVBĐKH đã đổi tên thành Cục BĐKH từ năm 2017)
  • Các đơn vị phối hợp (các Bộ ngành và cơ quan liên quan đến NAMA, UBND thành phố HCM, Sở TNMT thành phố HCM, Văn phòng Biến đổi khí hậu thành phố HCM
  • Chi phí vận hành dự án

PAGE TOP

Copyright © Japan International Cooperation Agency