Japan International Cooperation Agency
Share
  • 日本語
  • English
  • Français
  • Espanol
  • Home
  • About JICA
  • News & Features
  • Countries & Regions
  • Our Work
  • Publications
  • Investor Relations

Project News

2017-10-20

Tiêu đề: Việt Nam tham quan học tập về theo dõi diễn biến rừng và hệ thống quản lý thông tin ngành lâm nghiệp Nhật Bản.

Từ ngày 10/10 đến ngày 19/10/2017, một số cán bộ lãnh đạo ngành lâm nghiệp từ cấp trung ương và một số tỉnh tại Việt Nam đã có chuyến thăm quan tập huấn tại Nhật Bản về hệ thống theo dõi diễn biến rừng và hệ thống thông tin ngành lâm nghiệp, với sự hỗ trợ của chính phủ và khu vực tư nhân Nhật Bản.

Tại Việt Nam, diện tích rừng đã tăng lên trong thời gian gần đây; hiện trạng rừng và đất quy hoạch phát triển rừng thường có biến động lớn do tác động của dân số tăng nhanh, canh tác nương rẫy vượt quá khả năng phục hồi của rừng, khai thác trái phép rừng tự nhiên, v.v. Trong khi đó, công tác theo dõi biến động hiện trạng rừng và đất quy hoạch phát triển rừng cần đảm bảo tính chính xác và minh bạch để Chính phủ Việt Nam được chi trả dựa trên kết quả thực hiện REDD+[1] .

Do vậy, một trong những thách thức với chính phủ Việt Nam là làm thế nào để nắm được chính xác các thông tin lâm nghiệp, bao gồm số liệu biến động hiện trạng rừng và đất quy hoạch phát triển rừng. Phối hợp với Dự án FORMIS-II do chính phủ Phần Lan tài trợ, Dự án SNRM đã hỗ trợ cải tiến hệ thống theo dõi diễn biến tài nguyên rừng nhằm thu thập và quản lý một cách toàn diện các thông tin về rừng và đất quy hoạch phát triển rừng. Cụ thể, Dự án SNRM đã hỗ trợ công tác theo dõi diễn biến rừng ở cấp cơ sở bằng việc giới thiệu máy tính bảng và ứng dụng di động. Đến nay, 15 tỉnh đã thí điểm hệ thống di động, trong đó 4 tỉnh đã nhân rộng trên phạm vi toàn tỉnh. Để triển khai rộng rãi hơn hệ thống này và hỗ trợ Việt Nam ứng dụng công nghệ hiệu quả hơn trong theo dõi diễn biến rừng, việc tổ chức chuyến tham quan học hỏi về cơ cấu tổ chức quản lý rừng và hệ thống thông tin ngành lâm nghiệp Nhật Bản hi vọng sẽ mang lại nhiều kinh nghiệm bổ ích.

Khóa tập huấn này bao gồm cả bài giảng trên lớp và tham quan thực tế. Bài giảng trên lớp cũng giới thiệu cách thức quản lý cơ sở dữ liệu lâm nghiệp quốc gia tại Tổng cục Lâm nghiệp. Về tham quan thực tế, các học viên đã đến thăm tỉnh Fukui để tìm hiểu việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), ảnh vệ tinh và hệ thống thông tin lâm nghiệp. Tỉnh Fukui là một trong những tỉnh đi đầu trong việc công bố thông tin lâm nghiệp trên cổng thông tin điện tử của tỉnh. Tại trung tâm xúc tiến lâm nghiệp Akaya trực thuộc Văn phòng Lâm nghiệp vùng Kanto, học viên đã được tham quan mô hình quản lý rừng hợp tác theo hình thức đối tác công-tư và các hoạt động phục hồi rừng tự nhiên. Về ứng dụng công nghệ hiện đại trong theo dõi diễn biến rừng, các học viên đã đến thăm Công ty TNHH Toda-gumi tại Niigata và được giới thiệu cách sử dụng máy bay không người lái trong quản lý rừng. Học viên đặc biệt ấn tượng với hệ thống thông tin lâm nghiệp được vận hành tại tỉnh Fukui và sẽ học tập mô hình này.

Mặc dù có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội giữa Nhật Bản và Việt Nam, những bài học kinh nghiệm về (1) cơ cấu tổ chức quản lý rừng để đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa trung ương và địa phương và (2) ứng dụng công nghệ trong theo dõi diễn biến rừng tại Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam vận hành tốt hơn hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp. Cũng hi vọng rằng, hệ thống theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng sẽ được xây dựng thành công, đảm bảo luôn phù hợp với bối cảnh của Việt Nam trong và sau giai đoạn thực hiện Dự án SNRM.

PhotoBài giảng về cơ sở dữ liệu lâm nghiệp quốc gia tại Tổng Cục Lâm nghiệp.

PhotoBài giảng về quản lý thông tin lâm nghiệp tại văn phòng tỉnh Fukui.


PhotoTham quan thực tế tại trung tâm xúc tiến Lâm nghiệp Akaya.

PhotoChụp ảnh lưu niệm tại hiện trường trong chuyến làm việc với Công ty TNHH Toda-gumi.


PhotoTrình diễn việc sử dụng máy bay không người lái tại công ty TNHH Toda-gumi.

PhotoTrình bày bài học kinh nghiệm từ khóa đào tạo trong buổi họp tổng kết.


Note

  • [1] Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn trữ lượng các-bon rừng, quản lý rừng bền vững, và nâng cao trữ lượng các-bon rừng tại các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển có thể nhận được hỗ trợ về kinh tế từ các nước phát triển theo hình thức chi trả dựa trên kết quả của hoạt động REDD+.

PAGE TOP

Copyright © Japan International Cooperation Agency