Japan International Cooperation Agency
Share
  • 日本語
  • English
  • Français
  • Espanol
  • Home
  • About JICA
  • News & Features
  • Countries & Regions
  • Our Work
  • Publications
  • Investor Relations

Project News

2019-11-07

Hội Nghị Ban Quản Lý Khu Dự Trữ Sinh Quyển Thế Giới Lang Biang Lần Thứ 8

Hội nghị Ban quản lý Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Lang Biang (LBBRMB) vừa được tổ chức vào ngày 7 tháng 11 năm 2019 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng với sự tham gia của hơn 50 đại biểu với chủ đề "Bảo tồn Đa dạng sinh học".

Dự án đã phát triển Hệ thống Giám sát Đa dạng sinh học (BMS) dựa trên kết quả từ cuộc khảo sát cơ sở Đa dạng sinh học thực hiện từ năm 2016 – 2017, và để đảm bảo BMS được tiếp tục thực hiện tại vùng lõi của Khu DTSQTG Lang Biang, được quản lý bởi BQL VQG Bidoup Núi Bà, dự án đã hỗ trợ bằng nhiều hình thức, bao gồm chuỗi tập huấn tại văn phòng cũng như trên thực địa.

Bên cạnh những hỗ trợ này, tại hội nghị, dự án cũng đã giới thiệu kết quả chính thu được qua đợt khảo sát trên và các hoạt động giám sát như tìm ra loài rắn đang được đăng ký để công nhận là loài mới (Oligodon rostralis), mang lớn (Muntiacus vuquangensis) được xếp vào mục "Nguy cấp" trong Sách đỏ IUCN [1] và nhiều loài động vật và chim quý hiếm có tên trong Sách Đỏ. Với chủ đề "Bảo tồn Đa dạng sinh học tại Khu DTSQTG Lang Biang'', hội nghị có nhiều bài trình bày từ nhiều góc nhìn đa dạng cho các đại biểu về: vai trò và nỗ lực của chương trình Con người và Sinh Quyển (MAB) [2] Việt Nam tại các khu DTSQTG ở Việt Nam, chương trình khảo sát đa dạng thực vật của đại học Kyushu/ đại học Đà Lạt, chương trình khảo sát động vật và chim của Viện Nghiên cứu động vật hoang dã Leibniz (Đức) và các dự án SNV (Hà Lan), GIZ (Deutsche Gesellschaft Fur Internationale Zusammenarbeit) tóm tắt các hoạt động đã triển khai và kế hoạch về dự án bảo tồn rừng tại Lang Biang. Các bài trình bày giúp cho các đại biểu có cơ hội tìm hiểu sâu thêm về một khu DTSQTG Lang Biang, một trong những khu DTSQ có tính đa dạng sinh học cao trên toàn quốc.

Trong phần thảo luận nối tiếp các bài thuyết trình, một loạt các ý kiến trao đổi sôi nổi đã được đưa ra như BMS là một sáng kiến tiên tiến ở quốc gia nhằm bao quát toàn diện các loài thực vật/ động vật có vú/ chim/ động vật lưỡng cư/ côn trùng; khi thực hiện BMS, việc hợp tác với các viện nghiên cứu bên ngoài tiến hành khảo sát là điều cần thiết như các nghiên cứu tại LB-BR của Đại học Kyushu / Đại học Đà Lạt và Viện nghiên cứu động vật hoang dã Leibniz, v.v.; và việc sử dụng dữ liệu thu thập được cho các chương trình giáo dục môi trường và du lịch sinh thái để chia sẻ rộng rãi các giá trị của khu DTSQTG Lang Biang cũng rất quan trọng.

Mục đích của giám sát không phải là thu thập dữ liệu, mà là sử dụng hiệu quả dữ liệu thu thập được để xác định các mối đe dọa đối với hệ sinh thái ở giai đoạn đầu, thực hiện các biện pháp ứng phó cần thiết và góp phần bảo tồn đa dạng sinh học bao gồm cả động vật và thực vật quý trong khu DTSQ Lang Biang . Dự kiến BMS sẽ được thực hiện liên tục và các nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học thông qua sự hợp tác giữa các tổ chức liên quan đến BQL khu DTSQTG Lang Biang sẽ được tăng cường.

Cuộc họp BQL khu DTSQTG Lang Biang tiếp theo sẽ được tổ chức vào tháng 6 năm 2020.

PhotoHội nghị

PhotoMang lớn (Muntiacus vuquangensis) được xếp loại "Nguy Cấp" trong Sách đỏ của IUCN


Note

  • [1] IUCN: Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên. Sách Đỏ IUCN là nguồn thông tin đầy đủ về hiện trạng bảo tồn các loài động vật, nấm và thực vật trên thế giới.
  • [2] Chương trình Con người và Sinh Quyển (MAB) là một chương trình khoa học liên chính phủ do UNESCO khởi xướng năm 1971, nhằm phát triển nền tảng cho các ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên liên quan đến việc sử dụng, bảo tồn phù hợp, bền vững nguồn lực của các khu sinh quyển, đồng thời cải thiện mối quan hệ tổng thể giữa con người và môi trường.
    (Thông tin tham khảo tại địa chỉ: http://www.unesco.org/new/en/natural-sciences/environment/ecological-sciences/ (external link))

PAGE TOP

Copyright © Japan International Cooperation Agency