Japan International Cooperation Agency
Share
  • 日本語
  • English
  • Français
  • Espanol
  • Home
  • About JICA
  • News & Features
  • Countries & Regions
  • Our Work
  • Publications
  • Investor Relations

Bản tin Dự án

2022-06-30

Báo cáo về Hội thảo "Thúc đẩy sự tham gia của Doanh nghiệp trong lộ trình thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định và mục tiêu phát thải ròng bằng "0" ngày 30/6/2022

Ngày 30/6/2022, Dự án SPI-NDC đã tổ chức một hội thảo mang tên Thúc đẩy đẩy sự tham gia của Doanh nghiệp trong lộ trình thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và mục tiêu phát thải ròng bằng "0" tại TP. Hồ Chí Minh. Hội thảo được tổ chức với sự phối hợp của Cục Biến đổi khí hậu (BĐKH) - Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhằm thúc đẩy sự tham gia của khối doanh nghiệp vào hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK) với sự tham gia của hơn 140 đại biểu đến từ các bộ, ngành và doanh nghiệp tư nhân.

Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục BĐKH DCC, Bộ TN&MT và ông Nguyễn Tiến Huy, Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VBCSD), VCCI và Bà Junko Nishikawa, Bộ Môi trường Nhật Bản đã có các bài phát biểu khai mạc hội thảo.

PhotoTS. Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng, Cục BĐKH

PhotoÔng Nguyễn Tiến Huy, VBCSD


PhotoBà Junkon Nishikawa tham dự trực tuyến từ Tokyo


Sau phần phát biểu khai mạc, ông Lương Quang Huy, Cục BĐKH - Bộ TN&MT đã có bài trình bài về "Cập nhật các quy định về giảm nhẹ phát thải KNK (Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT) và các quy định kahcs đang được xây dựng để hướng tới phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050". Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) của Việt Nam đã được sửa đổi vào năm 2020, và Nghị định số 06/2022/NĐ-CP đã được ban hành năm 2021 đề cập đến vấn đề BĐKH. Bài trình bày của ông Huy tập trung chủ yếu vào báo cáo KNK cấp cơ sở bắt đầu từ năm 2023 theo Luật BVMT và Nghị định, và việc hình thành thị trường carbon trong tương lai. Cũng theo ông Huy, "Mỗi cơ sở phát thải lớn được yêu cầu chuẩn bị cho việc báo cáo KNK. Đây không chỉ là thách thức, gánh nặng đối với doanh nghiệp mà còn là cơ hội khi tự doanh nghiệp biết được số liệu phát thải của mình".

PhotoÔng Huy - Cục BĐKH (ảnh trái) và ông Fukuda - Dự án SPI-NDC (ảnh phải)


Tiếp sau phần trình bày của ông Huy, ông Koji Fukuda, Cố vấn trưởng của SPI-NDC đã có bài trình bày "Giới thiệu một số cơ chế hỗ trợ tạo điều kiện cho khối tư nhân tham gia vào giảm phát thải khí nhà kính". Ông Fukuda cho biết hiện nay tại Việt Nam, tiến trình xây dựng khung chính sách khí hậu phù hợp với Thỏa thuận Paris đã được bắt đầu và sự tham gia của khối tư nhân là rất quan trọng trong giai đoạn thực hiện khung chính sách này. Do đó, dự án SPI-NDC có kế hoạch cung cấp các hoạt động nhằm khuyến khích các hành động giảm phát thải KNK của khối tư nhân. Ngoài ra, dự án SPI-NDC cũng sẽ hoạt động để tạo động lực cho khối tư nhân thực hiện các hành động giảm nhẹ phát thải KNK như hỗ trợ hình thành dự án mới trong việc thực hiện NDC ở khối tư nhân.

Sau bài trình bày của ông Fukuda, Bà Holly Bostock, Giám đốc Ngoại vụ cấp cao - HEINEKEN Việt Nam đã chia sẻ về những nỗ lục hướng tới trung hòa carbon của doanh nghiệp này. Heineken cũng đặt mục tiêu phát thải KNK bằng "0" trong sản xuất ở nhóm 1 và 2 trong năm 2030 và đồng thời đặt mục tiêu trung hòa carbon trong chuỗi giá trị ở nhóm 3 vào năm 2040. Bên cạnh đó, trước chiến lược quốc tế của mình, HEINEKEN đặt mục tiêu Không phát thải KNK vào năm 2025 tại Việt Nam, nơi có 52 % lượng năng lượng tiêu thụ được sử dụng từ những nguồn năng lượng tái tạo và HEINEKEN Việt Nam có kế hoạch gia tăng tỷ lệ này.

PhotoBà Holly Bostock, Giám đốc Ngoại vụ cấp cao - HEINEKEN Việt Nam


Ông Jens Radschinski, Trung tâm Hợp tác Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương (RCC Bangkok), Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã trình bày trực tuyến về "Lồng ghép giảm phát thải KNK vào sản xuất và kinh doanh/quan điểm" sau phần trình bày của bà Holly Bostock. Theo ông Jens, điều 6 trong Thỏa thuận Paris liên quan trực tiếp đến đầu tư và Quan hệ đối tác Marrakech vì Hành động Khí hậu Toàn cầu là một nền tảng tập đoàn dành cho các nước tham gia thỏa thuận Paris và các bên liên quan không tham gia thỏa thuận bao gồm khối doanh nghiệp. Quan hệ đối tác Marrakech cung cấp khởi xướng chiến dịch "Race to Zero" và trao giải cho chính quyền địa phương và các doanh nghiệp tư nhân đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính với hơn 7.000 tổ chức tham gia. Ngoài ra, ông Jens cũng nhấn mạnh định giá carbon không chỉ là một trong những phương pháp hiệu quả để đạt được mục tiêu giảm phát thải KNK mà còn mang lại những tác động tích cực đến an ninh năng lượng.

Sau các phần trình bày, phiên thảo luận đã diễn ra với sự điều hành của ông Fukuda từ Dự án SPI-NDC cùng sự tham gia của ông Lương Quang Huy - Cục BĐKH, ông Phạm Hoàng Hải - Trưởng nhóm Quan hệ đối tác của VBCSD, bà Lý Thị Phương Trang, Giám đốc điều hành DAIKIN Việt Nam, bà Nguyễn Thị Trốn từ INSEE và ông Naomichi Murooka, Phó Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam.

Nội dung chia sẻ của các đại biểu tham gia phần thảo luận:

DAIKIN (Bà Lý Thị Phương Trang)

  • Daikin đã đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 giai đoạn 2025 - 2050, trùng với mục tiêu của Thủ tướng Phạm Minh Chính đặt ra cho Việt Nam. Để đạt được mục tiêu, DAIKIN đã và đang sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm.
  • Kết quả là trong năm 2020 và 2021, các sản phẩm của DAIKIN đã đạt giải thưởng máy điều hòa không khí có hiệu suất năng lượng cao nhất ở Việt Nam. Chúng tôi rất vinh dự đón nhận giải thưởng này và sẽ tiếp tục cố gắng để duy trì.

HEINEKEN (Bà Holly Bostock)

  • Có một số thách thức đối với việc giảm phát thải KNK ở Việt Nam, nhưng việc thực hiện thử nghiệm và học hỏi công nghệ mới và thực hành chúng cũng rất quan trọng.
  • Chúng ta cần hai loại năng lượng; đó là nhiệt lượng và điện. So với thông lệ quốc tế, việc tiếp cận nhiệt lượng là rất khó trong khi ở Việt Nam, việc tiếp cận nó không phải là thách thức vì ở đây chúng ta có thể sử dụng sinh khối, vì vậy việc tận dụng nguồn tài nguyên này là rất đáng để cân nhắc.

INSEE (Bà Nguyễn Thị Trốn)

  • Giảm phát thải khí CO2 là một trong ba nội dung chính trong chiến lược phát triển bền vững của INSEE
  • INSEE Việt Nam là một thành viên của Siam City Cement ở Băng-Cốc, Thái Lan. Nhưng chúng tôi là đơn vị có những sản phẩm xi măng có hàm lượng phát thải CO2 thấp nhất trong Tập đoàn cũng như toàn khu vực Châu Á.

VCCI (Ông Phạm Hoàng Hải)

  • VCCI đang hợp tác với các Bộ ngành, các đối tác liên ngành và đặc biệt là các doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực của họ như Heineken, Daikin, INSEE và nhiều các doanh nghiệp khác là thành viên của VBCSD đang ngồi ở đây.
  • Chúng tôi có bộ chỉ số các doanh nghiệp phát triển bền vững (CSI) từ năm 2016. Chính phủ cho phép VCCI kết hợp với Bộ TN&MT, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn để tổ chức đánh giá xếp hạng doanh nghiệp. Trong bộ chỉ số CSI thì có khoảng 30% các chỉ số liên quan với bảo vệ môi trường.
  • Theo tôi, những hành động này đều rất thiết thực và thể hiện vai trò cụ thể của VCCI trong việc hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp cũng như hợp tác với chính phủ trong vấn đề này.

Cục BĐKH (Ông Lương Quang Huy)

  • Các hoạt động giảm nhẹ phát thải KNK nói riêng cũng như các hoạt động hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 nói chung không chỉ là những hoạt động thực hiện về giảm phát thải mà còn là những hoạt động liên quan tới chính sách, nâng cao năng lực, huy động các nguồn lực từ cấp chính phủ cho tới các doanh nghiệp.
  • Hành động giảm nhẹ biến đổi khí hậu cần có nguồn lực tài chính, nhưng không thể chỉ dựa vào Chính phủ hoặc Ngân sách Nhà nước mà cần phải xã hội hóa và huy động từ đầu tư nước ngoài và các thành phần kinh tế khác.
  • Và cách chúng ta có thể huy động nguồn tài chính sẽ được thảo luận và thực hiện trong cuộc đối thoại trong tương lai. Qua đó, các doanh nghiệp có thể nhận thức rằng những hoạt động đó không chỉ nhằm mục đích cạnh tranh, mà còn là nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn thể hiện trách nhiệm của họ đối với cộng đồng xã hội.
  • Từ góc độ của Chính phủ, chúng tôi hy vọng bên cạnh nỗ lực ban hành chính sách và tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, các doanh nghiệp cũng chung tay triển khai thực tế, đồng thời huy động các nguồn lực khác để đảm bảo có điều kiện đạt được mục tiêu trong thời gian tới.

Văn phòng JICA Việt Nam (Ông Naomichi Murooka)

  • JICA đã có một số chương trình hỗ trợ để khuyến khích khu vực tư nhân. Một ví dụ cụ thể chính là Chương trình Tài chính đầu tư khu vực tư nhân (PSIF). Đây là một chương trình cung cấp các khoản vay và vốn chủ sở hữu để hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp tư nhân trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, chúng tôi có một ví dụ điển hình về dự án điện gió trên bờ công suất 144 MW ở Quảng Trị, trong đó hiệp định cho vay đã được ký kết vào năm 2015 và chúng tôi cung cấp tới 25 triệu đô la Mỹ theo chương trình đồng tài trợ với ADB và Export Finance Australia. Ngoài PSIF, chúng tôi còn có một chương trình khác được gọi là Khảo sát hỗ trợ kinh doanh SDGs, là một chương trình hỗ trợ dựa trên đề xuất từ các công ty tư nhân.
  • Trọng tâm hiện nay của JICA là hỗ trợ các công ty và doanh nghiệp đào tạo nâng cao năng lực lập kế hoạch tính toán và giảm nhẹ phát thải KNK trong khuôn khổ quan hệ đối tác VCCI-Bộ TN&MT và nỗ lực khai mở các dự án tiềm năng trong tương lai của khu vực tư nhân. Tôi tin rằng thông qua sự hợp tác chung này sẽ giúp những người mong muốn tham gia vào các hành động giảm nhẹ khí hậu nhưng vẫn còn cảm thấy khó khăn. Dự án SPI-NDC sẽ giảm bớt những thách thức này và hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tốt các hành động giảm thiểu khí hậu để đạt được mục tiêu năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Sau phần hỏi đáp với đại biểu tham dự trực tiếp tại hội trường, ông Quang - Phó Cục trưởng Cục BĐKH và ông Murooka - Phó Trưởng đại diện VP JICA Việt Nam đã có bài phát biểu bế mạc và kết thúc hội thảo.

Hơn 140 đại biểu đã tham dự hội thảo đến từ nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau cho thấy sự quan tâm cao của cả khu vực chính phủ và tư nhân đối với chủ đề này. Dự án SPI-NDC sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động cụ thể của dự án bao gồm đào tạo cho khu vực tư nhân cũng như các hoạt động thí điểm có liên quan khác.

Video của hội thảo được đăng tải trong đường link dưới đây (Xin lưu ý, phụ đề tiếng Anh chỉ có ở phiên thảo luận)

Vui lòng truy cập đường link dưới đây để xem toàn bộ tài liệu của hội thảo

PhotoHình ảnh các đại biểu tham dự phiên thảo luận


Cuối buổi hội thảo, ông Quang - Phó Cục trưởng Cục BĐKH và ông Murooka - Phó Trưởng đại diện VP JICA Việt Nam đã có bài phát biểu bế mạc và kết thúc hội thảo.

Photo

PAGE TOP

Copyright © Japan International Cooperation Agency