Các đại biểu thảo luận tại Hội thảo
Ngày 6 tháng 6 năm 2017 tại Hà Nội, trong khuôn khổ hoạt động "Đánh giá Nhu cầu Công nghệ Các-bon Thấp", Bộ Tài nguyên và Môi trường và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã phối hợp tổ chức hội thảo "Đánh giá công nghệ các-bon thấp theo lĩnh vực" cho lĩnh vực Giao thông vận tải. Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia Việt Nam đến từ các Bộ ngành, các doanh nghiệp, và các chuyên gia quốc tế.
Đối với lĩnh vực Giao thông vận tải, các điểm thảo luận chính có thể được tóm tắt như sau:
Các hoạt đông
đang triển khai |
- Các hoạt động hiện tại chủ yếu được tóm tắt trong phần "Các giải pháp các-bon thấp được đề xuất".
- Dự án do GIZ hỗ trợ cho Bộ GTVT về kiểm kê KNK cho ngành GTVT.
- Dự án do ADB hỗ trợ về ứng dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng cho ngành GTVT, như sử dụng lốp xe phát thải thấp và lái xe sinh thái (eco-driving) và chuyển đổi phương thức vận tải hành khách như việc phát triển phương thức Vận tải Nhanh Số lượng lớn (MRT).
- Vietnam Airlines đã thực hiện 41 giải pháp để giảm tiêu hao nhiên liệu.
|
Các giải pháp các-bon thấp được đề xuất phù hợp với NDC |
- Chuyển đổi phương thức vận chuyển: Vận tải hành khách (E8) (vd. Đường sắt đô thị, BRT, khuyến khích vận tải công cộng, sử dụng thiết bị tiết kiệm điện và năng lượng tái tạo cho các nhà ga); và Vận tải hàng hóa (E9) (chuyển đổi từ đường bộ sang đường sắt và đường thủy, khuyến khích các hình thức vận tải đa phương thức).
- Tiết kiệm năng lượng: Đường bộ (hiệu quả năng lượng của phương tiện; cải thiện tình trạng giao thông); Đường sắt (đường sắt đô thị và liên tỉnh); Đường thủy (hạ tầng cảng, hiệu quả phương tiện); Hàng không (hạ tầng sân bay, hiệu quả của chuyên cơ).
- Chuyển đổi nhiên liệu: Nhiên liệu sinh học (E7), nhiên liệu khí, điện năng.
|
Nội dung thảo luận |
- Sự cần thiết phải tiến hành kiểm kê rà soát các công nghệ hiện có và mức độ phát thải KNK (nghiên cứu cơ sở) trước khi đề xuất những công nghệ mới.
- Các biện pháp quản lý và vận hành cho ngành GTVT (ví dụ trong Ngành hàng không, việc bố trí các chuyến bay theo giờ hợp lý; việc giảm ùn tắc giao thông ở cửa ngõ sân bay).
- Vận tải hàng hóa: giảm thiểu các chuyến rỗng trong vận tải hàng hóa đường bộ.
- Độ bền và chi phí thải bỏ: ví dụ đèn LED hay pin EV.
|
Tiêu chí đánh giá công nghệ |
- Hiệu quả kinh tế;
- Tác động giảm thiểu khí nhà kính;
- Tính dễ ứng dụng (tính khả thi của công nghệ, tính khả thi/tính sẵn sàng của chính sách/quy định, tính khả thi của việc áp dụng);
- Điều kiện của Việt Nam;
- Các tiêu chí khác (tính bền vững của công nghệ, khả năng chấp thuận của người dân, các lợi ích đa ngành).
|
|
|
Các hoạt động tiếp theo:
- Thảo luận về khả năng ứng dụng công nghệ được đề xuất trong điều kiện của Việt Nam có tính đến các trở ngại kỹ thuật và chính sách xác định.
- Xác định tiêu chuẩn đánh giá để xếp hạng ưu tiên các công nghệ các bon thấp và việc thực hiện thí điểm tại Việt Nam.
Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TNMT) thực hiện hoạt động "Đánh giá nhu cầu Công nghệ các bon thấp" trong khuôn khổ dự án SPI-NAMA do JICA tài trợ, với mục đích đánh giá các công nghệ giảm nhẹ cần thiết để đạt mục tiêu giảm phát thải KNK đề ra tại NDC (Đóng góp do quốc gia tự quyết định" mà chính phủ Việt Nam đã đệ trình lên UNFCCC