Đại biểu thảo luận tại hội thảo
Ngày 8 tháng 6 năm 2017 tại Hà Nội, trong khuôn khổ hoạt động "Đánh giá Nhu cầu Công nghệ Các-bon Thấp", Bộ Tài nguyên và Môi trường và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã phối hợp tổ chức hội thảo "Đánh giá công nghệ các-bon thấp theo lĩnh vực" cho tiểu lĩnh vực Sản xuất điện. Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia Việt Nam đến từ các Bộ, ngành, các doanh nghiệp, và các chuyên gia quốc tế.
Đối với tiểu lĩnh vực sản xuất điện, các điểm thảo luận chính có thể được tóm tắt như sau:
Các hoạt động |
- WB và GIZ hỗ trợ dự án nghiên cứu tiềm năng của năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
|
Danh sách công nghệ các-bon thấp được đề xuất phù hợp với NDC |
- Nhiệt điện sinh khối (E11): Đốt gỗ trực tiếp; Sản phẩm từ nông nghiệp, Thiết bị đồng phát và Khí hóa;
- Thủy điện nhỏ (E12): Đập, Hồ chứa, nước; Loại hình sông chảy cho nhà máy thủy điện nhỏ
- Nhà máy Điện gió (E13 &E14): Trên bờ và trên biển;
- Điện khí sinh học (E15); Sử dụng chất thải và sản phầm nông nghiệp;
- Nhiệt điện than (E16): Công nghệ Trên Siêu tới hạn;
- Nhà máy điện mặt trời (E17): Trên mái và Mặt đất (Siêu mặt trời).
|
Tiêu chí đánh giá công nghệ |
- Hiệu quả kinh tế;
- Tác động giảm thiểu khí nhà kính;
- Tính dễ ứng dụng;
- Bối cảnh của Việt Nam;
- Các tiêu chí khác.
|
Nội dung
thảo luận |
|
Chính sách hỗ trợ cho phát triển năng lượng tái tạo |
- Sửa đổi thuế suất (FIT) đối với năng lượng gió, năng lượng mặt trời và năng lượng từ rác thải;
- Chính phủ cần xây dựng danh mục đầu tư cho phát triển năng lượng tái tạo;
- Hỗ trợ chính sách cho nhà đầu tư: thuế, vốn, thủ tục hành chính; phát triển thị trường năng lượng tái tạo, áp dụng chính sách thuế các-bon.
- Sự cần thiết phải tính toán chi phí thực (bao gồm các chi phí về môi trường, sức khoẻ vv) của các nhà máy nhiệt điện than.
- Hiệu quả kinh tế so với hiệu quả tài chính: làm thế nào để tích hợp vấn đề này trong quá trình thẩm định dự án của cơ quan chức năng.
|
Danh sách công nghệ |
- Định hướng để nắm bắt sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ (ví dụ trong thời gian chỉ 2-3 năm)?
- Sự cần thiết phải có các nghiên cứu về kịch bản năng lượng với phương án có cả 2 nguồn năng lượng mặt trời và gió, và phương án không có cả hai nguồn này;
- Kết hợp năng lượng mặt trời và gió;
- Lắp đặt pin mặt trời phù hợp với điều kiện Việt Nam.
|
Tiêu chí đánh giá công nghệ |
- Vì đã có nhiều tiêu chí khác nhau được sử dụng, làm thế nào để tinh chỉnh các tiêu chí cho mỗi công nghệ là quan trọng.
- Sự biến động của chi phí: chi phí nâng cấp nhà máy điện hiện có thành các nhà máy thân thiện hơn với môi trường.
- Làm thế nào để ước tính chi phí thực tế của công nghệ cho nền kinh tế: Đã có các số liệu thống kê về chi phí của các dự án phi năng lượng tái tạo và các dự án năng lượng tái tạo chưa?
- Tiêu chí của nhà đầu tư: là lợi nhuận.
- Xem xét chi phí vận hành và bảo dưỡng của công nghệ năng lượng tái tạo (ví dụ: Năng lượng mặt trời): pin năng lượng mặt trời có vòng đời ngắn.
- Các tiêu chí ngắn, trung và dài hạn: dự báo giá nhiên liệu.
- Chi phí tránh được cho các dự án phi năng lượng tái tạo: giá than đầu vào thấp, chi phí tránh được thấp. Giá cả trong tương lai có thể cao hơn, dẫn đến chi phí tránh được cao hơn
|
Các hoạt động tiếp theo:
- Thảo luận về khả năng giới thiệu công nghệ được đề xuất trong điều kiện các trở ngại kỹ thuật và chính sách xác định tại Việt Nam.
- Xác định tiêu chuẩn đánh giá để xếp hạng ưu tiên các công nghệ các bon thấp và việc thực hiện thí điểm tại Việt Nam.
Cục Biến đổi Khí hậu/Bộ TNMT phối hợp với JICA thực hiện hoạt động "Đánh giá nhu cầu Công nghệ các bon thấp" trong khuôn khổ dự án SPI-NAMA với mục đích đánh giá các công nghệ giảm nhẹ cần thiết để đạt mục tiêu giảm phát thải KNK đề ra tại NDC (Đóng góp do quốc gia tự quyết định" mà chính phủ Việt Nam đã đệ trình lên UNFCCC.